Thứ Tư, 27 Tháng Chín 2023

Trí tuệ cổ nhân: Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì cũng thường ngưỡng vọng tiền quyền, trong tâm khó tránh khỏi bi phẫn. Điều này quả thật là khác quá xa so với tư tưởng sống “an bần lạc đạo”, coi khó nhọc là phúc, an nhàn là họa của cổ nhân.

Trí tuệ cổ nhân: Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa
(Tranh minh họa qua Kknews.cc)

Vì sao con người không thể dung dưỡng tâm an nhàn? Trong “Đình Huấn Cách Ngôn”, Hoàng đế Khang Hy nói về sự an nhàn như sau:

“Con người sống trên đời đều thích an nhàn, không thích vất vả. Nhưng ta lại cho rằng chỉ khi con người vất vả mới hiểu thế nào là an nhàn. Nếu luôn ở trong cảnh nhàn tản, thì căn bản sẽ không biết an nhàn là thứ gì, khi gặp cảnh khốn khó cũng không thể nhẫn chịu. Cho nên trong Kinh Dịch nói: Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên cố gắng không ngừng. Như vậy xem ra, thánh nhân coi khó nhọc là phúc, an nhàn là họa.”

“Truy cầu an nhàn, thoải mái là bản tính của con người. Trong thiên hạ có ai là người không thích an nhàn và vui vẻ. Nhưng an nhàn, vui vẻ quá độ lại không được phép. Cho nên người quân tử thành khẩn ước thúc ngôn hành của bản thân, không dám biếng nhác, ức chế dục vọng mà không dám phóng túng. Vui chơi có tiết chế mà không dám quá độ, trân quý phúc phận mà chẳng dám xa hoa, an phận thủ thường mà không dám làm càn. Như vậy bản thân mới được bình an, có được phúc trạch bền lâu. Trong Thượng thư nói: Người quân tử không truy cầu an nhàn. Thi Kinh cũng giảng: Ham vui nhưng không uổng phí, người nhân đức siêng năng cần cù. Câu này là hay nhất.”

“Khi mình cảm thấy có thể phóng túng thì cần nghĩ đến nỗi nhọc nhằn của người khác, khi mình cảm thấy có thể an ổn thì cần nghĩ đến nỗi khốn khổ của người khác.”

Đây là những lời mà Hoàng đế Khang Hy đã dạy các hoàng tử, hoàng tôn của mình từ hơn 300 năm trước. Bản thân Khang Hy cũng giáo dục con trẻ vô cùng nghiêm khắc, lấy sự cần lao làm trọng, dẫu chúng đều mang thân phận cao quý.

Thượng Thư Phòng là nơi mà Hoàng đế dạy học cho con cháu trong Hoàng tộc. Dưới thời Hoàng đế Khang Hy, Thượng thư phòng được đặt tại “Vô Dật Trai” ở Trường Xuân Viên, với hàm nghĩa là học hành thì không có sự an dật.

Tác phẩm “Khang Hy khởi cư chú” và một số tác phẩm khác đã mô tả chi tiết về phương pháp giáo dục con của Hoàng đế Khang Hy:

Một ngày bình thường của các hoàng tử, hoàng tôn học tập tại “Vô Dật Trai” bắt đầu từ 3 giờ sáng đến 7 giờ chiều, không ngừng nghỉ trong suốt cả mùa Hạ và mùa Đông.

Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, các hoàng tử phải ôn lại bài học ngày hôm trước. Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, Hoàng đế Khang Hy rời khỏi Hoàng cung để kiểm tra việc học tập của con trẻ. Ông nói: “Khi ta còn trẻ ta phải đọc to 120 lần, và sau đó còn phải đọc thuộc lòng 120 lần. Khi cả đoạn thuộc rồi mới học tới đoạn tiếp theo, cứ học như vậy từng đoạn một” . Một đại thần hỏi: “Liệu đọc thuộc 100 lần có được không ạ?” Hoàng đế trả lời rằng phải đúng 120 lần.

Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng, các hoàng tử luyện viết thư pháp, và được yêu cầu viết mỗi chữ 100 lần. Bữa trưa bắt đầu vào lúc 11 giờ trưa và kết thúc vào 1 giờ chiều. Sau bữa trưa, các hoàng tử tiếp tục việc học. Từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều, các hoàng tử ra ngoài sân luyện tập các kỹ năng như cưỡi ngựa và bắn cung.

Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều, hoàng đế Khang Hy lại tới Vô Dật Trai để kiểm tra việc học tập của con trẻ lần nữa. Ông lại nghe các hoàng tử đọc thuộc bài học. Các hoàng tử xếp thành một hàng và thay phiên nhau đọc thuộc cho Hoàng đế nghe.

Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ chiều, mọi người ra ngoài sân tập bắn cung, đây là bài học cuối cùng trong ngày.

Có thể thấy rằng Hoàng đế Khang Hy giáo dục các hoàng tử, hoàng tôn hết sức nghiêm khắc. Dưới sự quản thúc của ông, các hoàng tử, hoàng tôn đều trở thành những người tài đức về nhiều phương diện như chính trị, văn hóa, nghệ thuật. Cả Ung Chính và Càn Long, hoàng tử và hoàng tôn của ông, sau này đều trở thành những Hoàng đế kiệt xuất, mang lại cảnh ấm no, thái bình thịnh trị trong lịch sử Trung Hoa.

Bàn luận về sự chăm chỉ và thói an nhàn, có một câu chuyện thời Xuân Thu tên là “Kính Khương luận lao dật” cũng nói rất sâu sắc về vấn đề này:

Sau khi Công Phụ Văn Bá thoái triều, ông tới thăm mẫu thân. Mẫu thân Kính Khương của ông đang xe chỉ. Văn Bá nói: “Người nhà của Công Phụ Xúc như con đây lại để mẫu thân phải tự mình xe chỉ, e rằng sẽ khiến Quý Khang Tử phẫn nộ. Chẳng phải sẽ cảm thấy Công Phụ Xúc con không hiếu kính với mẫu thân hay sao?”

Mẫu thân của ông thở dài nói:

“Nước Lỗ sắp diệt vong rồi sao mà lại để kẻ ấu trĩ không hiểu đạo lý như con lên làm quan? Ngồi xuống đây, ta giảng cho mà nghe. Những bậc quân vương thánh hiền thời xưa đối đãi với bách tính như thế này. Họ thường chọn nơi nghèo nàn để bách tính an cư, khiến bách tính chăm chỉ làm việc, phát huy tài năng của họ. Nhờ vậy bậc quân vương mới có thể trị vì thiên hạ dài lâu.

Bách tính phải chăm chỉ làm việc thì mới biết tìm tòi, tìm tòi mới sinh ra thiện tâm. An nhàn thì sẽ phóng túng, phóng túng sẽ quên đi phẩm hạnh lương thiện, quên đi phẩm hạnh lương thiện sẽ nảy sinh tà niệm. Bách tính sinh sống trên mảnh đất phì nhiêu sở dĩ không thể thành tài, là vì quá an nhàn. Bách tính cư trú tại nơi đất bạc màu sở dĩ có chính nghĩa, là vì làm việc chăm chỉ.

Cho nên thân là Thiên tử mặc áo ngũ sắc bái lạy Mặt trời vào kỳ Xuân phân, phải học theo tam công cửu khanh, phân biệt thuộc tính của đất. Buổi trưa khảo sát tình hình trị an của quốc gia, và việc chính sự của bách quan, thực hiện những sự vụ của bách tính mà các quan đại phu, quan Châu mục và tướng quốc công bố.

Vào tiết Thu phân, Thiên tử thân mặc áo ba màu bái lạy Mặt trăng, cùng quan Thái Sử, quan thiên văn cung kính quan sát phép tắc của Trời. Sau khi mặt trời xuống núi thì giám sát đôn đốc các nữ quan trong cung, để họ chuẩn bị đồ ăn tế tự sạch sẽ, sau đó mới được an giấc.

Các chư hầu buổi sáng đã phụng sự sự nghiệp của Thiên tử, chấp hành mệnh lệnh. Ban ngày xem xét chức phận của nước mình, chiều tối đi khảo sát các châu quận, buổi tối xử lý việc nhà, sau đó mới được an giấc.

Kẻ sĩ buổi sớm học hành, ban ngày nghiên cứu bài vở, chiều tối ôn tập, buổi tối ngẫm xem liệu có phạm phải sai sót gì không, có làm việc gì đáng tiếc không, sau đó mới đi ngủ. Những người từ thứ hạng bình dân trở xuống thì trời sáng làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, không ngày nào biếng nhác.

Vương Hậu tự mình dệt đai ngọc đen rủ xuống trên mũ của thiên tử. Phu nhân của các công hầu cũng dệt, còn phải thêm hai món trang sức là tua quai mũ và vành mũ. Chính thất của các quan khanh chế tác đai lưng lớn, lệnh cho phụ nữ hoàn tất lễ phục. Thê tử của kẻ sĩ còn phải may thêm quần áo thiết triều. Thê tử của thường dân trở xuống đều may quần áo cho phu quân của mình.

Hàng năm từ kỳ tế tự Xuân phân đã bắt đầu phân chia công việc, tới kỳ tế tự mùa Đông thì dâng lên thành quả. Vô luận là nam hay nữ, đều phải khảo sát thành tích, nếu có tội thì phải bị trừng phạt. Đây chính là chế độ từ xưa tới nay. Bậc quân tử ở nơi cao thì hao tâm tổn trí, bách tính ở dưới thấp thì ra sức làm lụng, đây là giáo huấn của tiên vương. Từ trên xuống dưới, nào ai dám phóng túng tâm trí, không tận sức mà làm việc chăm chỉ đây?

Hiện giờ, ta là quả phụ, con lại là đại phu, dẫu sớm tối chuyên cần, còn e quên mất cơ nghiệp của tiên tổ. Huống hồ lại lười nhác thì sao có thể thoát khỏi bị trừng phạt? Ta hy vọng con sớm tối chuyên cần làm việc, tôi luyện bản thân, nên nói là: Nhất định không được vứt bỏ cơ nghiệp của tiên tổ. Nay con lại nói: Vì sao không phóng túng bản thân? Dùng thái độ này mà gánh vác chức quan mà quân vương giao phó, ta e rằng phụ thân của con sắp tuyệt tự rồi.”

Những lời đàm luận của Kính Khương đều là hy vọng con mình làm quan lớn tận trung với chức trách, làm tốt phận sự của bản thân, đồng thời phải ghi nhớ cần kiệm, không tham thú an nhàn. Bà cho rằng tham thú an nhàn sẽ khơi dậy tham dục trong nội tâm, tham dục cuối cùng sẽ trở thành đòn chí mạng giáng xuống tiền đồ của con trai mình. Người thời nay nghe được những lời này mà như sấm dậy bên tai, quả thật là không thể không suy ngẫm cách bản thân đối xử với tâm lý lười biếng an nhàn của bản thân và của con cái.

Thiên Cầm biên tập
Nguồn: trithucvn.net

Các bài viết liên quan:

[related_posts_by_tax title=""]

VIDEO GỢI Ý

[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]

Hits: 49

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU