
Hôm nay, có một điều gì đó thôi thúc tôi muốn cùng bạn bàn luận về đề tài này trong khi ngoài kia dịch bệnh đang lan tràn ngày càng nguy hiểm, vaccines không theo kịp những biến thể của virus đã đang cướp đi sinh mạng của rất nhiều người chỉ trong giây phút. Trong đại nạn có người tìm thấy lối thoát nhờ tín Thần nhưng cũng có người không tin và không thể lý giải được tại sao nên đành chấp nhận buông xuôi.
Tín Thần hai từ này không xa lạ gì trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác. Tín Thần là niềm tin vào sự tồn tại của Thần. Nhưng cũng có người cho rằng Thần không có thật, là mê tín, là phản khoa học. Chỉ những điều mắt nhìn thấy, tai nghe được rõ rành rành thì họ mới tin, mới là chân lý. Đó là quan niệm được cho là vô Thần .
Có không ít cuộc tranh luận về việc có hay không có Thần trên thế gian này, một trong những câu chuyện được kể như sau: Trong một hiệu cắt tóc, người thợ đang kể với khách hàng rằng:
“Tôi thường mơ thấy Đấng toàn năng, Ngài luôn bảo tôi nên làm gì, không nên làm gì“
Vị khách hàng cười lớn, “Thời đại nào rồi mà anh còn tin vào những thứ viển vông như thế“ Anh thợ từ tốn “không hề viễn vông đâu anh bạn, tôi hiểu được những thông điệp của Ngài“
“Anh chỉ tôi thấy Đấng toàn năng của anh thế nào đi rồi tôi mới tin. Sao ông ấy không ban cho mọi người sự giàu có để khỏi phải làm cực khổ?”
Anh thợ mỉm cười chỉ vào một người đang ngồi trên ghế đá ngang đường “Thế anh có thấy người đàn ông ngồi kia với đầu tóc rối bù, râu ria dơ bẩn“
“Ồ những gã ấy tại sao không bước vào đây để được anh cắt tóc, tỉa râu cho gọn gàng. Trong khi chỉ cần vài bước chân“
“Thế đấy! Tôi vẫn ờ đây mà gã ấy không nhìn thấy hoặc không muốn bước vào. Mà tôi làm sao có thể ép một người không muốn cắt tóc vào đây. Nếu nhìn thấy bộ dạng của gã mà nói là trên đời không hề có thợ cắt tóc thì rất vô lý có đúng không?”
Anh thợ lại chậm rãi nói tiếp, “Thượng đế vẫn ở đây, ngay cạnh chúng ta mà có người không nhận ra được hoặc họ không muốn tin để có thể bước vào thế giới của Ngài. Như vậy, liệu có phải chỉ vì anh không nhìn thấy mà cho rằng nó không có?”

(Nguồn ảnh: Internet)
Thấy mới tin, không thấy không tin là một quan niệm đã buộc chặt tư tưởng chúng ta vào những ngõ hẹp. Chúng ta biết rằng những gì khoa học đạt được đến ngày nay đều là bắt nguồn từ vô số giả thuyết. Các nhà khoa học thoạt đầu đưa ra những giả thuyết làm tiền đề rồi dần dần tìm cách chứng thực chúng bằng một quá trình nghiên cứu lâu dài. Khi một lý thuyết được chứng thực, người ta bèn gọi chúng là khoa học. Thế nhưng trong vũ trụ rộng lớn bao la này còn biết bao nhiêu điều kỳ bí mà bằng bộ óc người thường, các nhà khoa học chưa thể lý giải được, và chắc chắn là không bao giờ lý giải nổi. Vậy thì tại sao con người cứ thế mà tự đóng khung, tự hạn định mình trong giới hạn của khoa học và coi đó là chân lý ? những gì mắt thấy tai nghe, người ta mới chịu tin.
Nên có người nói trong vũ trụ bao la này khoa học như là ếch ngồi đáy giếng, dùng cái lồng mà mình tự bày ra để đóng khung thế giới và vũ trụ lại. Đáng tiếc là con người lại đang nhìn nhận cái “lồng khoa học” hạn hẹp ấy như là một vũ trụ thật sự và những gì vượt khỏi cái lồng kia, mọi thứ đều là giả. Và thế là con người bám chắc vào đó và tự rời xa bản nguyên của mình. Vì con người chỉ có thể nhìn thấy những thứ vỏ bề ngoài nông cạn của vật chất, hơn nữa không có ánh sáng tâm linh thì mắt thịt kia cũng không trông thấy gì. Vậy thì sao con người dám khẳng định bên ngoài vũ trụ kia không tồn tại những lực lượng siêu nhiên khác đang chi phối sự sống.

Khoa học, tôn giáo, truyền thuyết, thần thoại đều là những phương thức nhận thức thế giới, biểu đạt thế giới, chỉ khác là tầm nhìn và tư duy của nó khác nhau mà thôi. Khoa học là từng bước, từng bước tìm tòi nghiên cứu mới đạt được, còn tôn giáo, thần thoại lại là một lúc thăng lên tận chín tầng trời, nhắm thẳng vào sinh mệnh, vũ trụ mà thuyết giảng. Một nhà vật lý học nổi tiếng khi giảng giải “Thuyết tương đối” của Einstein và “Lý thuyết dây” của Stephen Hawking đã dẫn lời một lượng lớn kinh điển trong Phật học để giải thích. Cuối cùng ông đưa ra kết luận: “Trong khi các nhà khoa học phải chịu bao cực khổ mới bò lên được đến đỉnh núi, thì các bậc thầy về Thần học đã chờ đợi họ từ rất lâu trên đó rồi!“.
Vô Thần và tín Thần là một đề tài không nhỏ, nó động chạm đến rất nhiều quan niệm và luôn là một câu hỏi lớn đối với nhiều người, đặc biệt là những người tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Trong khi đó bạn có biết những nhà khoa học nổi tiếng thế giới khi nghiên cứu đến tận cùng họ đều phải thốt lên rằng “càng nghiên cứu khoa học tôi càng tin vào Thượng đế”. Có rất nhiều câu nói khẳng định niềm tin và sự bội phục của họ vào Thần, trong giới hạn của bài viết, chỉ xin trích dẫn cùng bạn đọc một vài câu.

– Albert Einstein (1879–1955), người đặt nền cho vật lý hiện đại (Thuyết tương đối), giải Nobel 1921: “Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém”
– Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển:“Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri”
– Thomas A. Edison (1847–1931), nhà sáng chế nắm giữ 1200 bằng sáng chế: “Tôi tôn trọng và ngưỡng mộ tất cả các kỹ sư, đặc biệt là người kỹ sư vĩ đại nhất: Đấng sáng thế ”
– Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia):“Tôi trở thành tín Thần qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên, và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và đức tin vào Thần”
– Robert Millikan (1868–1953), Nhà vật lý Hoa Kỳ, giải Nobel 1923: “Tôi có thể khẳng định rằng việc từ chối đức tin là thiếu nền tảng khoa học. Theo quan điểm của tôi, không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin và khoa học”
– Allan Sandage (1926-2010) Nhà thiên văn Hoa Kỳ, người tính toán tốc độ giãn nở của vũ trụ và tuổi của nó bằng cách quan sát các vì sao xa: “Thuở thiếu thời tôi là người vô thần. Khoa học đã đưa tôi đến kết luận rằng thế giới này phức tạp hơn tôi tưởng. Tôi chỉ có thể giải thích mầu nhiệm hiện hữu bằng cách dựa vào một Đấng Siêu Nhiên”…

Sẽ có người hỏi vậy nếu Thần đã tồn tại thì vì sao con người vẫn không thể nhìn thấy họ ? Trước hết cặp mắt trần tục của chúng ta hoàn toàn không có khả năng nhìn được sự tồn tại của những hiện tượng siêu nhiên, nằm ngoài sự nhận thức của khoa học. Muốn nhìn được những cảnh tượng chân thực, tôn giáo và giới tu luyện cho rằng người ta cần phải có cái gọi là “thiên nhãn”, tức là con mắt thứ ba. Con mắt thứ ba này có thể nhìn thấy những không gian khác, những điều mà người ta vĩnh viễn không thể nhìn được bằng mắt thường dù có sử dụng khí cụ khoa học chính xác, tinh vi đến mấy.
Tiếp đó là sự vô thần của con người chính là điều dẫn đến sự huỷ hoại và diệt vong của xã hội. Bởi một khi không tin vào Thần Phật, con người sẽ không tin vào nhân quả, luân hồi mà không từ thủ đoạn nào để truy cầu cho mình một cuộc sống tốt đẹp, thoải mái hơn về vật chất, lợi ích, bất chấp những quy phạm đạo đức. Và khi con người ngày càng không còn đức tin với Thần Phật thì Thần Phật lại càng không thể xuất hiện. Con người phải từ trong mê mà ngộ , lẽ nào họ có thể cho những người không còn tin vào sự tồn tại của Thần linh nhìn thấy ảnh hình của mình? Thế thì những kẻ “thập ác bất xá” không đều ác nào không làm cũng sẽ lợi dụng vào đó để giả tu.
Quan trọng nhất, Thần là những sinh mệnh thánh khiết và cao quý, họ tồn tại ở những không gian rất khác biệt, ở cảnh giới rất cao so với con người. Thần Phật hoàn toàn không cho phép con người nhìn thấy mình, trừ những hoàn cảnh cực kỳ đặc thù. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau Thần Phật sẽ có những triển hiện nhắc nhở, cảnh báo cho con người thế gian biết được những gì nên hay không nên làm, những gì sẽ xảy ra nếu con người không gìn giữ nhân tâm, đạo đức. Đó là một đặc ân chỉ dành cho những người tín Thần , với niềm tin, sự tỉnh thức họ sẽ dễ dàng nhận ra những triển hiện cảnh báo này. Như vậy, chỉ khi con người tự mình đề cao đạo đức, tinh thần, tự làm thân thể và tư tưởng của mình trong sạch, thánh khiết, họ mới nhìn thấy được, tiếp xúc được với thế giới thần linh.

Có những người lúc bình an vô sự thì không nghĩ tưởng gì đến Thần Phật ,chỉ lo truy cầu lợi ích vật chất mà không hề quan tâm đến đời sống tâm linh . Đến khi gặp nạn thì cầu xin Thần Phật cứu giúp, và khi không được như mong muốn thì họ lại quay ra oán trách và không tin có sự tồn tại của Thần. Bạn thấy có mâu thuẫn và có công bằng không ? Lại có người hễ ai nói đến Thần Phật liền đả kích và coi đó là mê tín, là khoa học không có đề cập đến. Họ cho rằng sự hiểu biết hạn hẹp về khoa học và những quan điểm nông cạn của bản thân mình đủ sức để phản bác lại những hiện tượng siêu nhiên mà khoa học chưa thể lý giải được và còn rất nhiều hiện tượng mà khoa học không bao giờ lý giải được. Trong khi các nhà khoa học lỗi lạc nhất của nhân loại thì lại tin tưởng vào Thần. Bạn có thấy họ lạc lõng và đáng thương hay không trong hoàn cảnh “đầu chưa chạm đến trời, chân thì không đụng đất”?!

Quay trở lại với những dị tượng và dịch bệnh đang diễn ra trong gần hai năm qua và chưa biết khi nào kết thúc bạn có suy nghĩ gì về những hiện tượng này? Có phải đã đến lúc con người cần nhìn lại mình, tìm ra những sai lầm nào đã gây ra sự chấn động kinh Thiên, động địa và theo đó là lấy đi sinh mệnh của bao nhiêu triệu người. Có phải thời khắc mà con người phải trả giá cho những sai lầm của mình từ bao lâu nay ? Đã rất nhiều lần chúng ta nhận được sự cảnh báo từ thiên nhiên về sự tàn phá môi trường, cảnh báo từ Thiên tượng về sự suy đồi trượt dốc đạo đức. Nhưng với quan niệm vô Thần, có mấy ai nhận ra được điều đó.

Con người là do Thần tạo ra, và Ngài cũng cấp cho những đứa con của mình một hoàn cảnh để sinh tồn, một giá trị văn hóa đạo đức làm ngọn đèn dẫn lối. Con người không phải tiến hóa từ loài vượn như Darwin đã đưa ra trong một học thuyết đầy những lỗ hổng sơ hở, vô căn cứ mà hơn 500 nhà khoa học đã phát hiện ra. Chính bản thân Darwin cũng nhận ra sự vô căn cứ này và cho đây chỉ là giả thuyết. Đặt một câu hỏi đơn giản là con người tiến hoá từ vượn, vậy tại sao hàng triệu năm trôi qua những con vượn hiện nay vẫn cứ là vượn, vẫn đầy lông lá, vẫn đu dây, hú hét mà không tiếp tục tiến hoá thành người??? Không hề tìm thấy một bằng chứng khảo cổ học nào về quá trình tiến hoá này, ngược lại có rất nhiều cổ vật đã làm sáng tỏ và lật đổ hoàn toàn thuyết tiến hoá. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện một sự thật chấn động là: hàng triệu năm qua, tất cả các loài đều có một bộ gen cố định, không hề thay đổi từ khi sinh ra cho đến khi bị hủy diệt. Bộ gen của vượn và người là hoàn toàn khác nhau. Với bao nhiêu bằng chứng thực tế có thể thay đổi hoàn toàn kiến thức, tư duy, quan niệm của nhân loại vậy mà có người đến nay vẫn ôm chết cứng học thuyết tiến hoá và nhất định cho rằng tổ tiên của mình là loài vượn!!

Nhân loại đang làm rất nhiều việc trái ngược lại với ý chí của Thần, đang chạy theo những thứ tà và dần biến mình thành vô Thần, mở đường cho sự thống trị của ma quỷ. Một xã hội như thế thì cần phải tiếp tục hay phải loại bỏ ?. Tuy nhiên Thần rất từ bi, trong hoạn nạn luôn cấp một con đường thoát cho những ai có niềm tin vào những điều tốt đẹp, biết tôn kính Thần Phật, biết sửa chữa lỗi lầm và thực hành theo Đức tin cao đẹp mà Thần đã ban tặng, nhắc nhở, và cảnh báo trong từng ý nghĩ và hành động. Và chúng ta hãy tin chắc rằng những sinh mệnh như thế sẽ luôn nhận được sự bảo hộ của Thần mà vượt qua đại nạn.
Vậy thì sao ta không trong nghịch cảnh này mà quay về với bản chất tiên thiên của chính mình, biết mình từ đâu đến, tồn tại nơi đây vì điều gì và sẽ tiếp tục đi về đâu trong vũ trụ mênh mông vô tỉ này. Hiểu được tất cả điều này là bạn đã vượt thoát ra khỏi những lo âu, bế tắc, sợ hãi khi đối mặt với những nghịch cảnh, đại nạn… đó chẳng phải là sức mạnh mà sự tín Thần mang lại cho bạn ?. Bạn có mất mát gì đâu, ngược lại những thứ mà bạn nhận được rất quý giá mà biết bao nhiêu người đang chìm trong vô Thần không bao giờ có được. Trước khi kết thúc xin tặng bạn một câu chuyện, và cũng không quên chúc bạn sớm tìm thấy lối thoát bình an trong hoàn cảnh hiện tại.

Chuyện kể rằng, có một chàng sinh viên trẻ ngồi cạnh một người đàn ông lớn tuổi trên chuyến tàu ở thành phố Paris. Khi thấy ông già đang lần chuỗi tràng hạt, anh nói: “Bây giờ mà cụ còn tin vào điều lỗi thời này sao?”
Ông già trả lời: “Khoa học không hiểu được thứ này. Cậu giải thích cho tôi đi”.
Chàng sinh viên cười một cách tự đắc, nói: “Tôi không tin vào những điều ngớ ngẩn như vậy. Xin cụ nghe tôi, ném bỏ cái chuỗi hạt kia ra cửa sổ và tìm hiểu về khoa học đi thôi”. Ông già đáp: “Vâng, thế còn cậu?”
Chàng sinh viên hí hửng nói: “Xin cụ vui lòng cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi cho cụ một số tài liệu khoa học để giải thích vấn đề này cho cụ”.
Người đàn ông mò mẫm bên trong túi áo khoác và lấy ra một danh thiếp. Vừa đọc tấm danh thiếp, chàng sinh viên cúi đầu xấu hổ và không nói thêm được một lời nào. Tấm danh thiếp ghi là: Luis Pasteur, Viện khoa học Paris. Anh định khuyên nhủ một học giả lừng danh nhất của thời đại, nhà sáng chế ra vaccines, được cả thế giới ca tụng và là một người siêng năng cầu nguyện.

Tuệ Tâm
Các bài viết liên quan:
[related_posts_by_tax title=""]VIDEO GỢI Ý
[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]Hits: 177