
Có lẽ trong mỗi chúng ta ít nhiều đều có sự hiểu biết nhất định về Thiện, và trong nội tâm mỗi người cũng tin rằng Thiện sẽ mang đến cho con người hạnh phúc và bình an. Có người cho rằng thiện là khi cho tiền những người ăn xin mà ta gặp ngoài đường. Có người cho rằng thiện là giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Cũng có người cho rằng thiện là khi bố thí tiền tài để xây dựng chùa chiền và lễ Phật,… Tùy theo cảnh giới tư tưởng, quan điểm và hoàn cảnh khác nhau mà dẫn đến cách làm và lối nghĩ khác nhau từ đó dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Thông qua tu luyện Đại Pháp tôi cũng hiểu được một phần nào về Thiện chân chính, xin mạn phép thiển đàm cùng độc giả, hi vọng giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về Thiện.
Trước đây khi chưa bước vào tu luyện, lúc làm việc trong Công ty, tôi tiếp xúc với nhiều người từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên thấp nhất, mỗi ngày làm việc đều phát sinh sự việc động chạm đến tâm mình; có những sự việc xảy ra bất ngờ từ đơn giản đến phức tạp mà tôi không lường trước. Có lần Lãnh đạo, bạn bè đã trách oan tôi, mà không để tôi giải bày, tôi đành im lặng cho qua; nhưng lúc đó tâm tôi bức rức không yên, vẫn còn uất ức trong lòng; gặp người này người kia để kể lể, than thở; đôi khi còn thuận theo lời người khác mà nói xấu họ.v.v. Lúc ấy tôi nghĩ rằng, những hành xử ấy là bình thường trong xã hội này, cũng không biết tiêu chuẩn để đo lường.

Thông qua tu luyện Đại Pháp, chiểu theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn để chỉ đạo hành vi và lối sống của bản thân. Tôi dần nhận ra rằng, những hành xử trước đây của bản thân mình đã hoàn toàn xa rời cái Thiện, vì thời ấy tôi ích kỷ lắm, chỉ biết nghĩ bản thân mà không quan tâm đến cảm nhận của người khác, luôn tự cho mình là đúng, người khác làm là sai, thường tranh đấu hơn thua, cãi lý, giảo hoạt, bao biện cho những lời nói và việc làm sai trái của mình, cũng ít quan tâm hỏi han gia đình và bạn bè, làm cho gia đình và bạn bè buồn lòng…
Thuận theo quá trình thực hành Chân – Thiện – Nhẫn; tôi càng hiểu sâu sắc hơn về thế nào là Thiện chân chính. Thiện có thể đơn giản là nhặt cục đá giữa đường vì sợ rằng ai đó vô tình vấp phải sẽ dẫn đến tai nạn; là giúp ai đó khi họ gặp khó khăn mà không cần hồi đáp; là đối với mâu thuẫn và bất công gặp phải trong cuộc sống mà không oán không hận; là hoàn toàn vì người khác chứ không tư lợi cho bản thân mình.
Có câu chuyện kể về lòng từ bi của vị hòa thượng rất đáng để ta suy ngẫm:
Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay. Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không?” Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?” “Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu”, – cậu thiếu niên trả lời. Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi.” Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.” Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong tay bay lên. Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu.” Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.

Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà. Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe. Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông giơ tay tát con một cái, giọng giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy.” Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa. Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ.” Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.
Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng. Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao? Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết.”
Giờ đây tôi không còn lo sợ mình sẽ mê lạc trên đường đời; cũng không sợ rằng mình sẽ xa rời cái Thiện, bởi giờ đây tôi đã có Đại Pháp chỉ đạo, đã có Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn để đo lường. Đứng trước đại dịch con người ta cũng dần trầm tĩnh hơn, cái Thiện trong mỗi người cùng dẫn hiển lộ. Có người dùng tiền mua lương thực giúp đỡ người dân trong vùng dịch, một số chủ trọ thì giảm tiền phòng cho công nhân và sinh viên xa nhà, một số người thì tình nguyện chở những người nhiễm bệnh đến bệnh viện hay những khu cách ly, và còn nhiều hoạt động thiện nguyện khác.

Những người tu luyện chúng tôi cũng trích một phần thu nhập cá nhân để mua lương thực và làm các vật phẩm hoa sen mang thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo” để tặng mọi người, nhắn nhủ mọi người thành tâm nhẩm niệm hi vọng giúp mọi người bình an vượt qua đại dịch. Bởi tôi hiểu rằng, Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp của vũ trụ; Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn đo lường thiện – ác, là giá trị đạo đức truyền thống của toàn nhân loại. Khi một người thành tâm hướng Phật, thì Thần Phật sẽ bảo hộ họ. Tôi hiểu rằng những việc làm ấy là Thiện chân chính vậy.
Liên Hương
Các bài viết liên quan:
[related_posts_by_tax title=""]VIDEO GỢI Ý
[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]Hits: 1339