“Đại Pháp vén mở chỗ mê của nhân loại, giúp con người nhận thức thần và văn hóa tu luyện, trở về thiên quốc.” (Nguồn ảnh: Minghui.org)
Đại Pháp khai sáng hoàn cảnh xã hội nhân loại, cấp cho con người chiếc thang lên thiên thượng. Người chân tu Đại Pháp đều sẽ được khai mở trí huệ, chứng ngộ Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau, từ đó dùng trí huệ đắc được trong Đại Pháp vén mở chỗ mê của nhân loại, giúp con người nhận thức thần và văn hóa tu luyện, trở về thiên quốc. Những gì tôi giao lưu cùng quý độc giả, đều là những điều tôi lĩnh hội được ở cảnh giới sở tại trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Thời gian này tôi ở khu nhà nghỉ của đơn vị chờ nhận công tác. Trong khi đang luyện bài trạm trang của Nội Gia Quyền thì trong không trung vang lên bài thơ:
Lặng thinh trong cõi vô thường
Nghe lời vũ trụ khóc thương phận mình
Đời người trong kiếp nhân sinh
Khổ sầu phiền não tự mình tạo ra
Lạc vào trong chốn ta bà
Không mau tu luyện thoát ra chốn này
Lại còn bám chặt nơi đây
Đến khi hết mệnh với hay sự tình.
“Ngay khi vừa tập các bài công pháp thì tôi có được những trải nghiệm kỳ diệu như các lời giảng trong sách.” (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)
Lúc này cái tâm muốn tu luyện Đại Pháp của tôi khởi lên vô cùng mạnh mẽ, cũng là vừa tròn một tháng kể từ khi tôi xuất ra cái niệm: “nếu sau một tháng mà cái chân niệm muốn tu Đại Pháp vẫn còn thì tôi sẽ bỏ môn cũ và chính thức bước vào tu luyện Đại Pháp”. Vậy là từ thời điểm đó tôi chính thức bước vào chuyên nhất tu luyện Đại Pháp. Thời gian này là đang chờ nhận công tác nên tôi không phải làm gì cả. Tôi dành thời gian đọc sách Chuyển Pháp Luân, xem video 9 bài giảng Pháp và tập 5 bài công Pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Ngay khi vừa tập các bài công pháp thì tôi có được những trải nghiệm kỳ diệu như các lời giảng trong sách. Mỗi sáng luyện công xong tôi đều đi dạo xuống sân vận động của đơn vị, nơi đây mỗi ngày đều có dân chúng quanh vùng đến đi dạo tập thể dục.
Ngộ về Thiện của người tu luyện
Vì ở đơn vị không nấu cơm nên tôi thường đi ra ngoài ăn cơm. Trong quán cơm tôi thấy một cậu bé thường lui tới bán vé số ở đây, ngày mưa cũng như ngày nắng. Thấy cậu vất vả khổ cực tôi cũng động lòng. Cậu bé cũng mời tôi mua vé số. Trong tâm tôi nghĩ mình là người tu luyện không chơi vé số, nếu mua trúng số thì chẳng phải cần dùng đức để trao đổi hay sao. Nhưng người tu luyện thì cần tu Thiện cái tâm, thấy người khó khăn thì cũng nên giúp một chút; vậy là tôi quyết định mời cậu bé ăn cơm. Ngày hôm sau lại thấy cậu bé mời tôi mua vé số, tôi lại mời cậu bé ăn cơm. Nhưng các ngày sau đó lại thấy cậu bé mời tôi mua vé số nữa. Lúc này tôi nghĩ, người tu luyện thấy người gặp khó khăn thì giúp đỡ đôi chút vậy thôi, chứ nghiệp của mỗi người đều cần tự mình hoàn trả, mình cũng không gánh nghiệp thay cho họ được, vậy nên tôi cũng không mời cậu bé ăn tối nữa. Sau này cậu cũng không còn mời tôi mua vé số nữa.
“Cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc vì có Pháp trong tâm.” (Tác phẩm: Các Tiểu Thiên Sứ đã truyền Phúc âm của Đại Pháp; Nguồn ảnh: ChanhKien)
Có một hôm khi tôi đi dạo trên đường thì đột nhiên có một phụ nữ lớn tuổi đến nắm tay tôi, đang lúc chưa hiểu chuyện gì thì cô nói nhờ dẫn cô qua đường vì cô mới lên thành phố sợ xe không dám qua đường, vậy là tôi vui vẻ dần cô qua đường, rồi lại đi dạo bộ về đơn vị. Cảm thấy cuộc đời thật hạnh phúc vì có Pháp trong tâm.
Vượt qua cửa sắc và hài hòa các mối quan hệ
Tôi và các bạn trong đơn vị cũng thường ra sân vận động của đơn vị đá cầu và trò chuyện giao lưu. Dần dần cũng quen thân với các bạn cùng trang lứa, rồi dần dần cảm thấy như mình được trở lại thời sinh viên, mỗi ngày cùng mọi người vui vẻ; tối đến cả nhóm rủ nhau đi ăn kem, ăn chè,… vô lo vô nghĩ. Thế nhưng lại đâu biết rằng, vấn đề cũng từ đó phát sinh. Trong đám có một bạn nữ thích học thổi sáo, tôi lại là người biết thổi sáo nên tôi cũng hướng dẫn bạn ấy học thổi sáo. Thực ra tôi từ bé đến lớn cũng đâu biết yêu đương là gì đâu, tu luyện rồi thì những việc này lại càng xem nhẹ. Nhưng cũng vì cái cảm xúc của thời sinh viên ấy, cũng là có lẫn cái tình ấy, mà không nhận ra rằng người tu luyện thì cần yêu cầu bản thân nghiêm khắc hơn. Cũng không biết rằng bạn nữ ấy có ý gì với tôi hay không.
“Nhưng nghĩ rằng mình là người tu luyện, mọi chuyện xảy đến đều không ngẫu nhiên; ” (Nguồn ảnh: Asian Tradictional)
Thế là đến một hôm có một người lạ kết bạn zalo với tôi, nhắn tin ý tứ rất kỳ lạ, khác thường, hỏi tôi có người yêu chưa, giống như có ý tán tỉnh tôi vậy. Mà người này lại là nam không phải nữ. Lại hỏi tôi về những vấn đề riêng tư cá nhân; tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Nhưng nghĩ rằng mình là người tu luyện, mọi chuyện xảy đến đều không ngẫu nhiên; tôi liền hướng nội xem bản thân mình sai ở đâu, có nhân tâm gì. Ngày hôm sau đi ra sân chơi đá cầu thì có một bạn nam đến chơi cùng, tôi cũng không nghĩ gì cả, cùng vui vẻ giao lưu. Thế là sau đó bạn ấy mới nói thật rằng bạn ấy chính là người đã nhắn cho tôi hôm trước, cũng chính là bạn trai của bạn nữ đó. Bạn ấy thấy chúng tôi hay đi chơi cùng nhau nên sợ rằng sẽ nãy sinh tình cảm, sợ mất người yêu.
Lúc đó tôi mới giật mình, cảm thấy mình có lỗi, và hướng nội lại thì thấy đúng là mình có cảm tình cô gái đó, chỉ là ẩn dấu chưa nhận ra thôi. Thế là mới nói với bạn ấy rằng chúng tôi chỉ là bạn bè bình thường thôi, cũng không có ý gì cả nên bạn cũng đừng lo. Thế là từ đó chúng tôi lại có thêm người bạn mới, mọi thứ lại vui vẻ hài hòa trở lại như xưa.
“Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã biến đổi rồi, nếu không có Pháp chỉ đạo thì quả thật khó mà nhận ra được.” (Hình ảnh 5.000 học viện Pháp Luân Công xếp đồ hình Pháp Luân tại New York Harbor mừng ngày Pháp luân Đại Pháp Thế giới; Nguồn: DKN.TV)
Tu luyện quả thật không đơn giản chút nào, mỗi bước đi đều cần cẩn trọng, tu trong từng ý từng niệm. Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã biến đổi rồi, nếu không có Pháp chỉ đạo thì quả thật khó mà nhận ra được. Người tu luyện mà không vượt qua được ải sắc tình thì uổng phí cả một đời, có tu cũng uổng công.
Khắp chốn đón chào kỷ nguyên mới, chờ đợi ngàn năm chỉ lúc này (Nguồn ảnh: en.minghui.org)
Đại Pháp khai sáng hoàn cảnh xã hội nhân loại, cấp cho con người chiếc thang lên thiên thượng. Người chân tu Đại Pháp đều sẽ được khai mở trí huệ, chứng ngộ Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau, từ đó dùng trí huệ đắc được trong Đại Pháp vén mở chỗ mê của nhân loại, giúp con người nhận thức thần và văn hóa tu luyện, trở về thiên quốc.
Những gì tôi giao lưu cùng quý đọc giả, đều là những điều tôi lĩnh hội được ở cảnh giới sở tại trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Như kì trước tôi đã nói về trải nghiệm của mình rằng, ngay khi vừa đọc xong cuốn Pháp Luân Công thì cả thân và tâm của tôi đều chấn động, như ký ức được đả khai, các câu hỏi đời người mà tôi tìm kiếm lời giải thì nay đã được khai mở cả. Thực ra không chỉ dừng lại ở đó, ngay sau khi đọc cuốn sách Pháp Luân Công thì đồng thời thiên mục của tôi cũng được khai mở, tôi thấy một con mắt lớn ngay trước mặt, quả là chấn động, tôi cũng cảm nhận được Pháp Luân đang xoay chuyển ở bụng dưới. Tuy nhiên sau khi nói chuyện với người bạn của mình, trong tâm tôi lúc này có hai thứ quan niệm ngăn tôi bước vào tu luyện Đại Pháp. Một quan niệm nghĩ rằng, các khí công sư thông thường phải mất mấy chục năm tu luyện mới có được chút công, trong khi vừa bước vào tu luyện Đại Pháp thì đã được Sư phụ cấp cho Pháp Luân, khai mở thiên mục, và còn cấp cho rất nhiều thứ nữa nên lúc đó tôi nghĩ nếu mọi thứ đều không phải do chính bản thân tu được thì thấy không trân quý. Sau này tôi mới hiểu ra là những gì Sư phụ cấp cho mục đích là để tôi có thể tu luyện lên tầng thứ cao hơn, người chân tu Đại Pháp sẽ có thể tu luyện lên tầng thứ rất cao.
“Ngay khi vừa đọc xong cuốn Pháp Luân Công thì cả thân và tâm của tôi đều chấn động, như ký ức được đã khai, các câu hỏi đời người mà tôi tìm kiếm lời giải thì nay đã được khai mở cả.” (Nguồn ảnh: Pháp Luân Đại Pháp VN)
Quan niệm thứ hai cho rằng, môn mình đang tập cũng tốt mà, cũng có Chân Thiện Nhẫn trong đó mà, lúc đó tôi chưa thực sự hiểu Đại Pháp có khác biệt gì với môn tôi đang theo tập, lại sợ rằng nếu chưa bỏ môn cũ mà lại đọc sách Đại Pháp thì sẽ phạm phải vấn đề “bất nhị pháp môn”. Nên tôi xuất ra một niệm rằng, tạm thời vẫn tu theo môn cũ, nếu một tháng sau trong tâm vẫn muốn tu luyện Pháp Luân Công, thì tôi sẽ bỏ môn cũ và tu luyện Đại Pháp. Mà lúc này tôi cũng đã đọc được mấy bài giảng của Chuyển Pháp Luân rồi, nên lại nghĩ dù thế nào đi nữa cũng cố gắng đọc hết một lượt cuốn sách rồi tính sau. Trong giai đoạn này tư tưởng của tôi đúng là khá phức tạp, nhưng chân tâm muốn tu luyện Đại Pháp thì ngày càng mãnh liệt, lại cũng cảm thấy có cái lực vô hình luôn ngăn tôi bước vào tu luyện. Lúc này mặc dù tôi chưa thực sự bước vào tu luyện Đại Pháp, nhưng cũng bắt đầu tập ngồi song bàn, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống của mình.
“Lúc này mặc dù tôi chưa thực sự bước vào tu luyện Đại Pháp, nhưng cũng bắt đầu tập ngồi song bàn, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống của mình.” (Nguồn ảnh: Chanhkien.org)
Kỳ diệu thay, vừa đọc xong một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân thì tôi cũng không còn uống rượu nữa. Đúng ngày hôm đó là ngày chuyển giao Đại đội trưởng của đơn vị. Chú đại đội trưởng rất quý tôi nên khi bàn giao cho đại đội trưởng mới thì cho người mời tôi lên uống rượu và cũng nói với người đại đội trưởng rằng sau này nhớ chiếu cố và tạo điều kiện cho tôi. Tôi biết rằng sẽ có việc như vậy nên vì để tránh uống rượu mà tối hôm đó mãi 22h00 tôi mới về phòng. Nhưng mọi người vẫn còn đang tiệc rượu, chú đại trưởng liền bảo người gọi tôi lên, tôi tìm mọi cách để từ chối nhưng không được. Giữa cái tình anh em chú cháu gắn kết bấy lâu nay và cái quan uống rượu phải vượt qua, quả thật là quá khó. Lên đến nơi vừa ngồi xuống chào hỏi thì vị đại đội trưởng mới đã mời tôi uống rượu, tôi từ chối nói cháu xin phép không uống rượu, chú lại nói vậy thì nhấp môi thôi cũng được. Tôi nghĩ trong tâm rằng, người tu luyện không thể uống rượu, nên lại từ chối nhấp môi. Vậy là điều kỳ diệu đã xảy ra. Chú không những không giận tôi, mà còn nhờ người đi lấy một chiếc ly sạch rồi rót nước lọc vào mời tôi. Tôi xúc động vì biết rằng Đại Pháp đã cho tôi định lực để làm được điều này, lại giúp tôi hóa giải những ân oán giữa người với người. Tôi chân thành cảm ơn chú và vui vẻ cùng mọi người đến lúc xong bữa tiệc.
“trong tâm luôn nghĩ đến Đại Pháp, làm việc gì cũng cố gắng chiểu theo Chân Thiện Nhẫn và còn chia sẻ với bạn của mình.”(Nguồn ảnh:DKN)
Lúc này tuy chưa bỏ được môn cũ nhưng trong tâm luôn nghĩ đến Đại Pháp, làm việc gì cũng cố gắng chiểu theo Chân Thiện Nhẫn và còn chia sẻ với bạn của mình. Lúc chúng tôi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường thì đa số mọi người đều cố gắng làm sao để xin được vào chỗ làm tốt, lương cao lại gần nhà. Tôi thì nghĩ trong tâm rằng, mình là người tu luyện không chấp vào danh lợi, hơn nữa gia đình nghèo không muốn thêm gánh nặng cho bố mẹ. Nên tôi nói rằng mọi người cứ đăng ký trước đi, còn chỗ nào không ai đăng ký thì tôi về chỗ đó. Kết quả là trường điều tôi về đơn vị vùng biên giới phía nam. Trước lúc ra trường tôi gọi người em trong câu lạc bộ võ xuống chia sẻ và bảo em ấy giúp tôi tiếp tục duy trì câu lạc bộ võ. Tôi vui vẻ ra trường và đợi nhận công tác tiếp theo. Khai Tâm
“Xây dựng cho mình một niềm tin vững chắc, đó chính là cốt lõi cho những thành công sau này.” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Trong cuộc đời mỗi người, muốn vững bước trên đường đời, thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống có lẽ mỗi người đều cần xây dựng cho mình những cơ sở và yếu tố ban đầu, xây dựng cho mình một niềm tin vững chắc, đó chính là cốt lõi cho những thành công sau này. Câu nói “sống bằng niềm tin” không phải nói rằng không cần của cải vật chất như một số người nhầm tưởng. Niềm tin ấy thực sự là sức mạnh, là yếu tố quyết định thành bại của cá nhân, hưng vong của quốc gia dân tộc. Ví như một học sinh nếu không có niềm tin vào việc học, không có niềm tin vào giáo viên thì không thể nào học tốt được. Một tài xế nếu không có niềm tin vào tay lái của mình thì lái xe không thể nào vững được. Con người nếu không tin vào Thần Phật thì Thần Phật cũng sẽ không cứu độ họ.
Một cá nhân khi đã có niềm tin vững chắc vào điều mình theo đuổi, cộng với nỗ lực cố gắng kiên trì của bản thân cùng với sự giúp đỡ của người thân và bạn bè sẽ giúp họ gặt hái được những thành công mà họ mơ ước. Tất nhiên chúng ta là đang nói đến những điều chân chính, nỗ lực chân chính chứ không phải thông qua các thủ đoạn chèn ép, gây tổn hại người khác mà đạt được. Nếu là vậy thì việc đó dẫu có thành thì tội nghiệp cũng quá lớn, trời đất cũng không dung. Ví như một đứa trẻ tin rằng sau này khi lớn lên sẽ trở thành một vị thầy thuốc có thể chữa bệnh cứu người, thông qua nỗ lực kiên trì cuối cùng cậu cũng trở thành một lương y – đông y xuất sắc là vì sao? vì niềm tin của cậu là chân chính, tích cực vì muốn cứu người, là một niềm tin thiện lương, vị tha, vị ngã vì người khác.
“Học viên Pháp Luân Công, họ tin vào Thần Phật và thực hành tu Chân Thiện Nhẫn” (Nguồn ảnh: DKN.TV)
Nói về niềm tin, tôi được biết trên thế giới có rất nhiều người có đức tin và tín ngưỡng; trong đó có những học viên Pháp Luân Công, họ tin vào Thần Phật và thực hành tu Chân Thiện Nhẫn, làm gì trước hết cũng nghĩ cho người khác từ đó mà nhận được nhiều lợi ích về thân và tâm, luôn an lạc, khỏe mạnh. Môn tu luyện này vì thế mà được rất nhiều người đón nhận và ngày càng có thêm nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng tại Trung Quốc, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ vì lòng đố kỵ, ngăn cấm tự do tín ngưỡng mà đã tuyên truyền vu khống, giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội chỉ vì họ tin vào môn tu luyện Phật gia này.
Vì không muốn từ bỏ tín ngưỡng của mình mà các học viên phải đối mặt với muôn vàn đau đớn, nguy hiểm. Chúng bắt các học viên nghe băng thu âm có những lời lăng mạ Đại Pháp với âm thanh cực lớn liên tục, làm cho họ bị mất thính giác và đầu não không còn được bình thường. Họ bị bắt ép đưa vào các bệnh viện tâm thần và trại cưỡng bức lao động, bị tra tấn, ngược đãi về thể xác lẫn tinh thần cho đến chết. Đau đớn nhất là bị mổ sống lấy nội tạng bán khắp nơi gây nên tội ác chấn động toàn thế giới. Rất nhiều người buộc phải tha hương sang các nước khác để tránh bị bức hại. Làm cho gia đình ly tán; con trẻ bơ vơ vì cha mẹ bị bắt giữ, bị tra tấn tàn bạo đến chết.
“Làm cho gia đình ly tán; con trẻ bơ vơ vì cha mẹ bị bắt giữ, bị tra tấn tàn bạo đến chết.” (Nguồn ảnh: Minghui.org)
Nhưng với niềm tin vào chân lý cao đẹp và mong muốn thức tỉnh lương tri, chấm dứt bức hại, hơn 20 năm những học viên Pháp Luân Công đã không e sợ nguy hiểm mà kiên nhẫn nói lên sự thật về cuộc đàn áp lớn nhất trong lịch sử nhân loại thời kỳ hiện đại này. Thông qua những buổi thỉnh nguyện ôn hòa, tưởng niệm những nạn nhân vô tội bị bức hại; trao tặng cho những người dân trên đường phố những cánh hoa sen hay tài liệu giảng chân tướng… Hành động này đã làm thức tỉnh lương tri của rất nhiều người trên khắp thế giới, người dân và chính quyền các nước cùng ký tên buộc ĐCSTQ phải chấm dứt cuộc bức hại và trả tự do cho những người tu luyện Pháp Luân Công. Đã có những Tòa án Nhân quyền được lập ra để xét xử tội ác chống lại loài người của Giang Trạch Dân và chính quyền Trung cộng. Nhiều quốc gia đã đưa ra chính sách ngoại giao nghiêm khắc đối với chính quyền ĐCSTQ. Tất cả đều này là kết quả của niềm tin vào giá trị đạo đức cao đẹp của những người tu luyện Pháp Luân Công đó là Chân Thiện Nhẫn, là giá trị cốt lõi trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
“Chân Thiện Nhẫn, là một chân lý cao đẹp. Họ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi mạnh mẽ về tâm hồn và thân thể… ” (Nguồn ảnh: Falun Dafa in the world)
Điều gì đã làm cho các đệ tử Đại Pháp kiên định vào niềm tin của họ? bởi vì họ tin vào nguyên lý chỉ đạo của môn tu luyện này là Chân Thiện Nhẫn, là một chân lý cao đẹp. Họ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi mạnh mẽ về tâm hồn và thân thể… Đó chính là nền tảng giúp họ vượt qua mọi khổ đau, mọi bức hại để nói lên tiếng nói đòi công lý, tự do cho tín ngưỡng, giải khai những hiểu lầm về môn tu luyện tốt đẹp này. Điều gì đã đánh thức sự thiện lương trong mỗi người? vì những người tu luyện Pháp Luân Công chân chính luôn hành xử theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn từ đó luôn suy nghĩ và hành động không chỉ cho bản thân họ mà còn vì người khác. Một người nếu hiểu lầm và có những hành động không đúng đắn đối với những người tu luyện chân chính thì chính họ đang tự gieo mầm ác nghiệp, phải gánh chịu hậu quả không tốt. Vì lẽ đó, những người tu luyện Pháp Luân Công cố gắng để giải thích cho mọi người hiểu rằng: Pháp Luân Công là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt để cứu người.
“Câu trả lời nằm ở chính bản chất của ĐCSTQ, chúng không chỉ bức hại người tu Pháp Luân Công mà chúng đã và đang bức hại tất cả những người dân trên toàn thế giới.” (Nguồn ảnh: ntdtv.com)
Các bạn có biết không, hơn 20 năm qua họ đã kiên nhẫn và ôn hòa thắp sáng ngọn nến niềm tin và hy vọng mong đến một ngày nào đó sự thật sẽ được phơi bày, chân lý sẽ được sáng tỏ; mong chính phủ và nhân dân thế giới nhận ra được lợi ích tốt đẹp mà Pháp Luân Công mang lại cho con người và xã hội, cũng như nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, trả lại sự tự do tín ngưỡng, sự tôn kính đối với Thần Phật trong tâm hồn con người xuyên suốt từ hàng bao nhiêu năm qua. Vậy tại sao ĐCSTQ lại ngăn cấm, vu khống, ra tay bức hại người tu Chân Thiện Nhẫn hơn hai thập kỷ qua? Câu trả lời nằm ở chính bản chất của ĐCSTQ, chúng không chỉ bức hại người tu Pháp Luân Công mà chúng đã và đang bức hại tất cả những người dân trên toàn thế giới. Những ai có đức tin, muốn sống thiện lương, muốn nâng cao giá trị đạo đức và niềm tin vào những điều tốt đẹp đều sẽ rơi vào tầm ngắm của chúng. Đến nay, nếu ai đó vẫn tin vào ĐCSTQ, vẫn tin vào sự vu khống và đàn áp của chúng đối với người tu luyện Pháp Luân Công thì có lẽ cũng nên nhìn lại, cũng cần tìm hiểu cho rõ về Pháp môn tu luyện này và về bản chất thật của ĐCSTQ và thức tỉnh.
“Họ luôn kiên định niềm tin mãnh liệt vào đức tin của mình với mong muốn gìn giữ những giá trị cao đẹp của Pháp môn tu luyện này” (Nguồn ảnh: Falun Dafa in the world)
Từ câu chuyện của những người tu luyện Pháp Luân Công, họ luôn kiên định niềm tin mãnh liệt vào đức tin của mình với mong muốn gìn giữ những giá trị cao đẹp của Pháp môn tu luyện này, đồng thời mang những lợi ích tốt đẹp nhất đến cho mọi người, tìm lại công bằng và nói lên sự thật đã giúp tôi hiểu ra rằng: khi chúng ta có niềm tin vào điều gì đó và thực hiện nó bằng tất cả tâm huyết, sự kiên trì, nhẫn nại, lương thiện thì chắc chắn sẽ được mọi người ủng hộ và kết quả sẽ là tốt. Cho dù đó là những việc làm thầm lặng nhưng với mục đích cao cả thì ý nghĩa, niềm vui, niềm hạnh phúc mà chúng ta có được sẽ không hề nhỏ. Mong rằng trong cuộc sống chúng ta ai cũng có cho mình những niềm tin chân chính và mong muốn thực hiện bằng được dù có phải trải qua bao nhiêu thử thách rồi bạn sẽ thấy giá trị của chính mình, ý nghĩa của cuộc đời mình khi thực hiện được niềm mơ ước cao đẹp đó.
“Đại Pháp khai sáng hoàn cảnh xã hội nhân loại, cấp cho con người chiếc thang lên thiên thượng.” – Tác phẩm “Luyện công mùa Xuân” (Nguồn ảnh:en.minghui.org)
Đại Pháp khai sáng hoàn cảnh xã hội nhân loại, cấp cho con người chiếc thang lên thiên thượng. Người chân tu Đại Pháp đều sẽ được khai mở trí huệ, chứng ngộ Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau, từ đó dùng trí huệ đắc được trong Đại Pháp vén mở chỗ mê của nhân loại, giúp con người nhận thức thần và văn hóa tu luyện, trở về thiên quốc.
Những gì tôi giao lưu cùng quý đọc giả, đều là những điều tôi lĩnh hội được ở cảnh giới sở tại trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Quay trở lại câu chuyện tôi được người bạn truyền cho những điều tinh túy trong môn võ Nội Gia Quyền. Thời gian này tôi bận công tác ở xa, nhưng vẫn cố gắng khoảng một tháng quay về gặp lại người bạn một lần để được người bạn truyền thụ võ thuật và khí công Nội Gia. Cho đến một ngày bạn ấy tiết lộ với tôi về môn mà bạn ấy đang tu luyện, nó hoàn toàn vượt xa khí công thông thường. Tức là sau một đêm mà bạn ấy đột nhiên nhận được công từ không gian khác, đây quả là một điều thần bí, vì một khí công sư muốn luyện xuất ra công cũng phải mất cả mấy chục năm, thậm chí lâu hơn. Vậy mà bạn ấy nói rằng qua một đêm đang ngồi thiền định thì có được công vô cùng mạnh mẽ, có thể trị bệnh, truyền dẫn qua nước, cảm nhận năng lượng từ thực vật,…
Lúc này tuy tôi chưa thực sự biết tu luyện là gì, nhưng có lẽ đã xuất ra tâm tu luyện rồi. Vì thế đoạn đường về sau những điều tôi gặp đều liên quan đến tu luyện. (Nguồn ảnh: Pinterest)
Cậu ấy bảo tôi ngồi vào vị trí mà cậu ấy thường thiền định, xem có nhận được năng lượng như cậu ấy không. Tôi làm thử và không cảm nhận được gì cả, với lại lúc ấy tôi cũng hoàn toàn không truy cầu gì cả, chỉ là cậu ấy bảo ngồi thì ngồi thôi. Cậu ấy nói rằng không có cũng không sao, chúng ta cứ cố gắng làm một người tốt nhé!. Sau đó tôi quay trở lại trường tiếp tục công việc và luyện khí công Nội Gia mà bạn ấy đã chỉ cho tôi.
Lúc này tuy tôi chưa thực sự biết tu luyện là gì, nhưng có lẽ đã xuất ra tâm tu luyện rồi. Vì thế đoạn đường về sau những điều tôi gặp đều liên quan đến tu luyện. Trong lớp của tôi có một người bạn tham gia bán hàng đa cấp, chuyên đọc các loại sách về kinh doanh, cũng tìm cách để các bạn trong lớp tham gia vào. Rồi đến một ngày nọ cậu ấy đột nhiên bảo tôi chỉ cho cậu ấy cách ngồi thiền, vì cậu ấy biết tôi tập khí công. Đoạn thời gian sau đó thì thấy cậu ấy trở thành một người hoàn toàn khác hẳn, không bán hàng đa cấp nữa, cũng không còn dễ nổi nóng như ngày xưa nữa, mà trở nên điềm tĩnh và ít nói. Dần dần cậu ấy bắt đầu ăn chay, ít giao tiếp với mọi người và thường xuyên ngồi thiền định, cũng thường hay giao lưu chia sẻ với tôi. Lúc đó tôi mới biết cậu ấy thay đổi là nhờ đọc cuốn sách “Hành trình về phương Đông” và thực hành thiền định theo chỉ dẫn trong sách. Tôi cũng mượn sách về đọc và cũng học theo cậu ấy ăn chay, nhưng không thiền định theo cậu ấy mà vẫn tập khí công Nội Gia. Được một thời gian ngắn thì tôi thấy nó không phù hợp với tôi; ăn chay tuy rằng tốt nhưng thời điểm đó đồ ăn ở trường đa số là thịt, nếu ăn chay thì gần như là rất ít có rau để ăn, với lại lúc đó trong tư tưởng của tôi là muốn tìm môn tu luyện mà phù hợp với hoàn cảnh xã hội người thường vẫn có thể tu luyện.
“Ở vùng đất nơi Tây Tạng có những điều huyền bí và các vị Lạt Ma nơi đó thật sự có năng lực siêu nhiên.” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Dần dần cậu ấy tiến nhập sâu hơn vào môn thiền định này, cũng thường xuyên đọc cuốn sách ấy và thiền định mỗi ngày, cũng dần dần ít tiếp xúc và ít tham gia các hoạt động như mọi người, cũng ít khi giao lưu chia sẻ với tôi. Tôi cũng không còn ăn chay và cũng không đọc cuốn sách ấy nữa. Nhưng cũng nhờ đọc cuốn sách Hành trình về Phương Đông mà tôi nhận thức sâu hơn về văn hóa tu luyện, sự tồn tại của các không gian khác; cũng tin rằng ở vùng đất nơi Tây Tạng có những điều huyền bí và các vị Lạt Ma nơi đó thật sự có năng lực siêu nhiên. Cuốn sách này cũng nói rằng sau này sẽ có Phật Di Lặc hạ thế độ nhân. Tôi nói với cậu ấy rằng sẽ cố gắng tập khí công cho tốt sau này hành thiện trị bệnh giúp đời. Cậu ấy lại bảo tôi rằng không nên dùng khí công để trị bệnh, chỉ nên dùng để tu tập, và cũng không nên truy cầu công năng, chỉ nên chú trọng vào đề cao đạo đức bản thân.
Tôi lại tiếp tục tu tập khí công Nội Gia, lúc này nội lực cũng đã tiến xa hơn trước nhiều, cũng đạt được một số thành tựu rồi. Cũng trong giai đoạn này tôi thường giao lưu chia sẻ với người bạn bên Nội Gia Quyền và thường hay lui tới các chùa chiền, tu viện; các nơi như Thiền Viện Trúc Lâm, Tây Thiên, Yên Tử,… tôi đều đến cả; nhưng cũng không lĩnh hội được gì nhiều. Được một thời gian thì tôi đột nhiên cũng sau một đêm mà có được công, giống như những gì mà bạn tôi đã trải qua. Tôi lúc đó thật sự hoan hỉ vì nghĩ rằng điều mà người tập khí công cả mấy chục năm mới đắc được thì tôi lại có thể có được nó sau một đêm. Tôi bắt đầu chia sẻ với bạn ấy, và từ đó chúng tôi bắt đầu tu luyện theo môn này. Cậu ấy cũng dặn tôi rằng không nên dùng nó để trị bệnh cho người khác, vì sẽ mang đến những điều không tốt cho bản thân. Tôi cũng nghe lời khuyên của cậu ấy, nên cũng không tiết lộ điều này cho ai.
“Khi ngồi kết ấn, buông lỏng bản thân và trong tư tưởng câu thông với vũ trụ thì sẽ có luồng lực của vũ trụ xoáy vào thân thể” (Nguồn ảnh: Meditation)
Tu luyện một thời gian thì cậu ấy bắt đầu chỉ cho tôi các truyền năng lượng qua nước, cách cảm nhận năng lượng từ thực vật và hình ảnh, năng lượng từ vũ trụ,…
Thời gian đó tôi thường đi bộ dưới cây để cảm nhận năng lượng của cây và ngồi kết ấn để cảm nhận năng lượng của vũ trụ. Cậu ấy nói rằng khi ngồi kết ấn, buông lỏng bản thân và trong tư tưởng câu thông với vũ trụ thì sẽ có luồng lực của vũ trụ xoáy vào thân thể, xoay chuyển khai mở các Luân Xa và tay sẽ tự động thực hiện các thủ ấn như các Lạt Ma Tây Tạng. Tôi làm theo và người tôi đột nhiên xoay tròn đồng thời các ngón tay tự động thực hiện các động tác một cách vô thức. Trong khoảng thời gian khi gặp lại thì bạn ấy có hỏi tôi có biết Pháp Luân Công là gì không?, tôi nói không biết và bạn ấy cũng không giải thích gì thêm. Thời gian sau tôi lên mạng thấy có một người ngồi thiền trong công viên và có người phỏng vấn hỏi cậu ấy đang tập môn gì? Cậu ấy chia sẻ nói rằng đó là môn tu luyện Pháp Luân Công, tu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày.
“Pháp Luân Công, tu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày” (Nguồn ảnh: Falun Dafa in the world)
Lúc đó tôi nghĩ thông thường tu luyện thì phải vào núi sâu rừng già và không thể tiết lộ cho người khác chứ nhĩ, sao lại có môn tu luyện mà tập ở công viên nhỉ. Khoảng tháng sau gặp lại thì bạn tôi lại hỏi tôi đã biết Pháp Luân Công chưa? Lúc này tôi mới nói là Pháp Luân Công tu theo Chân Thiện Nhẫn, thì bạn ấy mới nói là bạn ấy đã nghe 9 bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, và nói Pháp Luân Công tốt lắm nhưng vì bạn ấy đang tu tập theo môn ấy rồi nên không luyện Pháp Luân Công, và bạn ấy nói rằng nhờ nghe 9 bài giảng mới biết là không nên dùng khí công trị bệnh cho người khác vì sẽ mang đến điều không tốt cho bản thân. Tôi thấy Chân Thiện Nhẫn phù hợp với mình và thấy tốt quá nhưng đang tu luyện theo môn khác rồi nên không dám tìm hiểu, nhưng tôi lại giới thiệu cho bạn bè về Pháp Luân Công.
Khoảng một thời gian sau, khi tôi đang vào trang y học cổ truyền để đọc sách thì thấy có cuốn Pháp Luân Công bản điện tử, tôi liền tải về đọc thử. Quả nhiên đọc xong cuốn Pháp Luân Công thì cả thân và tâm của tôi đều chấn động, như ký ức được đã khai, các câu hỏi đời người mà tôi tìm kiếm lời giải thì nay đã được khai mở cả.
“Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện chủ ý thức, cải biến bản thể và thăng hoa đạo đức, đạt được tính mệnh song tu. Người tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ để đề cao đạo đức, cuối cùng “phản bổn quy chân” (Nguồn ảnh: Chanhkien.org)
Tôi vô cùng cao hứng gặp lại người bạn và chúng tôi chia sẻ thâu đêm, cuối cùng tôi đã hiểu ý nghĩa cuộc đời, tôi cũng liễu giải được những trạng thái mà tôi đang trải qua trong quá trình tìm kiếm và tu luyện ở các Pháp môn trước đó. Sau này khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết rằng các Pháp môn mà mình luyện trước kia đều chỉ là tu luyện phó nguyên thần, chủ nguyên thần sẽ không đắc được gì cả. Ngoài ra một số điều mà tôi đã làm trước đây đều chỉ là tiểu pháp tiểu đạo. Ví như việc cảm nhận năng lượng của cây thì ra là hình thức giống như thu khí của cây mà thôi, không những không có gì tốt mà còn tổn hại nguyên khí bản thân, hình thức truyền năng lượng qua nước cũng chỉ là tiểu đạo mà thôi. Còn nữa trạng thái mà khi ngồi kết ấn và buông lỏng rồi câu thông với sinh mệnh nào đó trong vũ trụ, cũng giống như giao thân thể cho sinh mệnh khác vậy, kết cục chẳng đắc được gì mà trái lại còn bị sinh mệnh khác mượn nhục thân để tu luyện, chủ nguyên thần hoàn toàn không đắc được gì cả. Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện chủ ý thức, cải biến bản thể và thăng hoa đạo đức, đạt được tính mệnh song tu. Người tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ để đề cao đạo đức, cuối cùng “phản bổn quy chân”.
Cả nửa đời tìm kiếm Chân Pháp cuối cùng tôi cũng đã gặp được, thật hạnh phúc biết bao. Tôi nhất tâm tu luyện Đại Pháp đến cuối con đường, cùng Sáng Thế Chủ trở về gia viên.
Trong cuộc sống mỗi người chúng ta ai cũng có sự tín ngưỡng dựa trên niềm tin của mình. Tôn kính đối với Phần Phật và bài tỏ thành tâm mong được sự phù hộ của Thần Phật là một tín ngưỡng rất phổ biến trong đời sống của đa số mọi người. Sự bài tỏ này được thể hiện bằng nhiều hình thức như đi Chùa lễ Phật, thờ phụng hình tượng Phật tại nơi những nơi trang nghiêm như ngay trong ngôi nhà của mình hay tại nơi làm việc để mong cho tâm mình được thanh tịnh và được bình an, may mắn. Có người còn làm mặt dây chuyền hay trang sức có hình Phật để đeo hoặc xăm cả hình Phật lên thân thể mình với mong nghĩ đơn giản rằng như vậy thì Thần Phật sẽ luôn ở bên mình, bảo hộ cho mình mọi lúc, mọi nơi.
Hình thức này từ lâu nay cũng đã được nhiều người thực hiện và dần trở nên quen thuộc nên mọi người đều nghĩ rằng đó là một trong những cách để thể hiện sự tôn kính đối với Thần Phật; là tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân nên làm điều này rất tốt và không có gì là sai. Từ thói quen đó mà các nhà kinh doanh cũng nhanh chóng nắm bắt tâm lý của mọi người nên in, đúc, chạm, khắc ra các hình Phật làm mặt dây chuyền, bông tai, nhẫn … với nhiều hình ảnh phong phú, đẹp mắt để thu hút người mua, đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và tạo ra lợi nhuận kinh tế ổn định. Bản thân tôi trước đây cùng người thân trong gia đình và nhiều bạn bè cũng rất thích mua ít nhất một món đồ trang sức có hình tượng Phật để đeo. Tuy nhiên, có một sự thật mà cả người sản xuất kinh doanh và người mua những trang sức có hình tượng Phật lại không biết rằng điều này sẽ dẫn đến những sai lầm mà chúng ta không ngờ tới mà tôi xin phép mạn đàm cùng quý bạn tiếp theo đây.
Thần Phật là những hình tượng cao quý và vô cùng thánh khiết nên phải được đặt ở những nơi trang nghiêm, thanh tịnh, sạch sẽ nhất để thờ cúng.” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Thông qua chia sẻ của người anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhiều năm đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về tín ngưỡng và sự tôn kính đối với Thần Phật. Trong buổi trò chuyện chúng tôi đàm đạo nhiều câu chuyện liên quan đến tín ngưỡng Thần Phật. Qua lời anh nói đã làm tôi giật mình và suy nghĩ rất nhiều về phương thức mà mình và nhiều người đang dùng để bày tỏ lòng tôn kính đối với Thần Phật đó là mang hình tượng Phật theo bên người của mình. Tôi nhận ra Thần Phật là những hình tượng cao quý và vô cùng thánh khiết nên phải được đặt ở những nơi trang nghiêm, thanh tịnh, sạch sẽ nhất để thờ cúng. Từ thời xa xưa, ông bà ta đối với việc thờ cúng đã rất trang trọng,luôn giữ thân thể sạch sẽ trước khi dâng hương lễ Phật; đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ; cử chỉ trang nghiêm, thành kính; nói năng từ tốn, cẩn thận; đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, … đôi khi còn không dám chạm vào tượng Phật bằng đôi bàn tay chưa được rửa sạch và lau khô. Vậy mà ngày nay nhiều người chúng ta còn làm cả tượng Phật để đeo , thậm chí còn dùng mực xăm hình Phật lên thân thể của mình để lưu giữ vĩnh viễn.
“Mang hình tượng Phật theo bên mình đã vô hình chung buộc Ngài phải chứng kiến, phải ở trong những hoàn cảnh không hề thánh khiết như thế thì thử hỏi điều này có phải là tôn kính Thần Phật hay không?” (Nguồn ảnh: Internet)
Vấn đề sai lầm mà không ai nhận ra chính là xuất phát từ đây. Khi bạn mang hình tượng Phật xuyên suốt bên mình, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc, giao tiếp hay làm bất cứ việc gì cũng đều không tháo ra. Thậm chí kể cả khi sinh hoạt rất riêng tư, thầm kín bạn không muốn hoặc không dám cho ai nhìn thấy như sinh hoạt vợ chồng, quan hệ nam nữ… Có những lúc thân thể cũng chẳng được sạch sẽ, ví như khi đi tắm, đi vệ sinh,… mà vẫn cứ mang hình tượng Phật theo bên mình đã vô hình chung buộc Ngài phải chứng kiến, phải ở trong những hoàn cảnh không hề thánh khiết như thế thì thử hỏi điều này có phải là tôn kính Thần Phật hay không? Chẳng lẽ mỗi lần như thế thì cầu xin Phật nhắm mắt lại cho con tắm, cho con đi vệ sinh, cho con làm gì đó …? Không những thế có khi còn làm những chuyện trái với lương tâm, trái đạo lý mà vẫn mang Phật đi theo để được an tâm hơn, rồi cầu xin Phật tha thứ trên hình thức bên ngoài chứ trong tâm không hề nhìn nhận lỗi lầm của mình và cũng không thật tâm mà tu sửa bản thân.
“Phải chọn đúng người chân tu, phải là bậc tu hành có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức và trí huệ để thực hiện thì việc khai quang ấy mới đạt hiệu quả, thì tượng Phật ấy mới có Pháp thân của Phật đến trú ngụ vào.” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Nhiều người cứ nghĩ rằng, khi đeo mặt dây chuyền có in hình Phật được đúc bằng vàng, bạc, đá quý như vậy là tốt và Phật sẽ luôn hiện diện bên mình để bảo hộ mình vượt qua mọi sóng gió. Vậy điều này thật sự có đúng hay không? xin thưa với các bạn là không. Không phải nơi đâu có hình tượng Phật thì đều có Phật hiện diện nơi đó. Tôi đã được nghe và tìm hiểu để biết được rằng: muốn có được Pháp thân của Phật nhập vào các hình tượng Phật được đúc, vẽ hay điêu khắc thì cần trải qua một quá trình khai quang rất nghiêm túc. Ví như đưa lên chùa để vị Sư trụ trì khai quang và việc khai quang này cũng phải đạt tiêu chuẩn thì Phật mới nhập vào bức tượng đó. Phải chọn đúng người chân tu, phải là bậc tu hành có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức và trí huệ để thực hiện thì việc khai quang ấy mới đạt hiệu quả, thì tượng Phật ấy mới có Pháp thân của Phật đến trú ngụ vào. Mặt khác, một tượng Phật sau khi khai quang còn phải được thờ cúng trang nghiêm bằng tâm kính ngưỡng thì Pháp thân của Ngài mới lưu lại trên đó mà triển hiện và ban cho chúng ta những điều tốt đẹp. Nếu cứ đến trước tượng Phật mà cầu xin những chuyện trái đạo lý, cúng tế rườm rà, phung phí không phù hợp với giáo lý mà Ngài truyền giảng thì sớm muộn gì Pháp thân của Phật cũng sẽ rời đi.
“Liệu thân thể của chúng ta có đủ sự trang nghiêm, thánh khiết, trong sạch và tâm tính chúng ta có đạt đến chuẩn mực cao của một người tu luyện chân chính để có thể lưu giữ hình tượng Phật trên đó ?” (Nguồn ảnh: Internet)
Với ý nghĩa đó, quay lại câu chuyện mang hình tượng Phật trên thân thể thì có nên hay không ? trước hết ta cần tự hỏi liệu thân thể của chúng ta có đủ sự trang nghiêm, thánh khiết, trong sạch và tâm tính chúng ta có đạt đến chuẩn mực cao của một người tu luyện chân chính để có thể lưu giữ hình tượng Phật trên đó ? câu hỏi này tự mỗi chúng ta mới có thể trả lời chính xác nhất và quán chiếu vào mà suy xét. Từ lẽ đó, nếu hỏi có hay không việc một vị Phật ngự ở bên trong các mặt dây chuyền, trong những hình xăm trên thân thể các bạn thì chắc bạn có thể đoán được câu trả lời. Riêng bản thân tôi cho rằng không hề có vị Phật nào cư ngụ trên những vật chất mang theo bên thân thể chúng ta. Giả dụ nếu thật sự là có thì chúng ta đã phạm phải tội bất kính không hề nhẹ đối với Thần Phật. Và nếu không có thì đeo cũng chẳng có ý nghĩa gì mà nó chỉ thể hiện cái tâm truy cầu mong muốn Thần Phật phù hộ mình mà không thông tỏ đạo lý.
Tuy nhiên con người chúng ta nếu có tín ngưỡng Thần Phật, luôn mong muốn Thần Phật sẽ ở bên mình để bảo hộ mình được bình an, may mắn…điều này không có sai, chúng ta có tâm thành kính như thế thì rất trân quý. Nhưng bạn có biết không? Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm chứ không phải nhìn hình thức bên ngoài, nếu một người hay cầu Thần bái Phật nhưng tâm tính không tốt và thường làm những việc trái với lương tâm thì hỏi Thần Phật nào có thể bảo hộ mình, ban phước lành cho mình được kia chứ. Còn một người trong tâm rất tin tưởng Thần Phật nhưng không thể hiện ra bên ngoài như đeo tượng Phật bên mình như đã nói ở trên mà chỉ một lòng hướng thiện, tu tâm dưỡng tính thì dù có đi đâu làm gì cũng được Thần Phật bảo hộ mình có được cuộc sống bình an, hạnh phúc.
“Phật chỉ hiển hiện trên thân thể một người khi chính bản thân người đó thông qua tu luyện gian khổ mà ngộ ra được chân lý ở một tầng thứ cao, tự bản thân họ thành tựu và đắc quả vị của một bậc giác giả” (Nguồn ảnh: Chanhkien.org)
Qua cuộc trò chuyện với người anh đã giúp tôi có được cái nhìn sâu sắc và suy nghĩ thấu đáo hơn trong việc tín ngưỡng, tôn kính đối với Thần Phật. Cũng mong rằng trong chúng ta mỗi khi làm việc gì đó nhất là liên quan đến tín ngưỡng Thần Phật thì hãy thật cẩn trọng và có lý tính đừng quá cảm tính mà hành xử không đúng sẽ gây hại cho bản thân. Ông bà xưa đã dạy: trước khi làm việc gì cũng nên trầm tĩnh mà suy xét xem việc này có phương hại gì không thì mới hành xử; nếu chúng ta tôn kính Thần Phật thì càng phải để tâm hơn nữa vì đây là hành xử quan trọng nhất đối với sinh mệnh của một con người. Nếu sai lệch, hậu quả sẽ khó lường! Phật chỉ hiển hiện trên thân thể một người khi chính bản thân người đó thông qua tu luyện gian khổ mà ngộ ra được chân lý ở một tầng thứ cao, tự bản thân họ thành tựu và đắc quả vị của một bậc giác giả (Phật,La Hán) thì lúc đó chính bản thân họ đã là một vị Phật mà không cần phải truy cầu hay mong muốn những thứ nông cạn như đeo, xăm trổ hình tượng Phật trên người…như đa số chúng ta đang làm hiện nay.
“Kinh doanh ngay chính sẽ gặp nhiều may mắn” (Tranh đá: Chợ quê; Nguồn: Cảnh đẹp Việt Nam)
Cuộc sống xung quanh ta với đa sắc màu và qua đó mỗi người sẽ tô vẽ, hình thành nên bức tranh cuộc sống cho riêng mình với nhiều cung bậc cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc hay buồn bã, khổ đau đan xen với nhau. Mang tâm thái của một người luôn suy nghĩ tích cực, yêu thiên nhiên, trân quý mọi vật xung quanh mình và có đức tin vào Thần Phật; tôi xin chia sẻ cùng quý đọc giả những câu chuyện mô tả về cuộc sống muôn màu quanh ta. Mong rằng sẽ giúp ích phần nào cho quý đọc giả có cái nhìn tích cực về cuộc sống, qua đó tạo nên bức tranh cuộc sống tươi đẹp cho riêng mình.
Câu chuyện đầu tiên là: Kinh doanh ngay chính sẽ gặp nhiều may mắn
“Đó là phúc phận có được do đức mà mình tạo nên từ đó mà được Thần Phật soi sáng con đường chân chính mà chúng ta đã chọn” (Nguồn ảnh: Geography)
Trong cuộc sống, mỗi người ai cũng có mong ước con đường chúng ta đi thật êm đềm; học hành, việc làm, kinh doanh, buôn bán đều được may mắn và bình an. Nhưng vì phúc phận của mỗi người là mỗi khác, nên đôi khi trên con đường chúng ta đi có những lúc chông gai, khó khăn, thất bại hay thuận buồm xuôi gió mà mọi việc được hưng khởi hơn lên. Ví như, khi chúng ta kinh doanh thì hãy kinh doanh bằng tâm lành thiện lương của mình. Trong giao dịch luôn công bằng chân thật, nghĩ cho mình thì cũng phải nghĩ cho người chớ đừng kinh doanh theo kiểu “mười người buôn chín kẻ gian”. Nếu chúng ta giữ tâm mình cho chính trong mỗi lĩnh vực thì mọi việc dù thử thách thế nào thì cuối cùng cũng sẽ được may mắn, bởi đó là phúc phận có được do đức mà mình tạo nên từ đó mà được Thần Phật soi sáng con đường chân chính mà chúng ta đã chọn.
Người xưa làm bất cứ việc gì thường dựa trên Đạo lý, cân bằng, hòa hợp. Kinh doanh cũng vậy, cũng phải có Đạo và phù hợp với quy luật Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ.
“Tâm trong sáng là yếu tố hàng đầu và cực kỳ quan trọng trọng kinh doanh.” (Nguồn ảnh: Asian old pictures)
Thứ nhất “Phải giữ tâm trong sáng”. Tâm trong sáng là yếu tố hàng đầu và cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Câu hỏi mà không ít người đặt ra đó là “nếu giữ tâm trong sáng thì phải phơi bày hết sự thật về hàng hóa của mình thì làm sao mà kinh doanh ?” Xin thưa, Kinh doanh không phải buôn bán một lần rồi trốn khỏi cuộc đời này. Nếu buôn bán lâu dài chúng ta phải khẳng định uy tín của mình, khẳng định được và phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa của mình. Bạn biết, có những doanh nghiệp trên thế giới tồn tại hàng trăm năm, hàng ngàn năm với uy tín rất cao là nhờ chất lượng hàng hóa. Nếu chúng ta kinh doanh theo dạng ăn xổi ở thì thì chúng ta chỉ bán được một lần duy nhất rồi tên tuổi uy tín của chúng ta cũng ra đi theo món hàng đó.
Thứ hai “Tự lợi và lợi tha“. Tự lợi là làm lợi cho bản thân mình; Lợi tha là làm lợi cho tha nhân. Hiện nay, tâm lý của đa số người kinh doanh chỉ thấy “thương trường là chiến trường” nên rất dễ dẫn đến những thủ đoạn sát phạt, loại trừ nhau và lừa dối khách hàng. Kinh doanh mà chỉ mình ta có lợi và người khác có hại thì không thể nào tồn tại lâu dài. Chiểu theo quy luật tương quan của vũ trụ là sự tồn tại của chúng ta đặt trên sự tồn tại của vạn vật vì thế giá trị cuộc sống đôi bên cùng có lợi là vô cùng cao quý; nó còn quý hơn cả cái tư lợi mà chúng ta có được. Nếu nắm vững quy tắc “đôi bên cùng có lợi” này chúng ta làm kinh doanh sẽ không phải mất ăn mất ngủ, sẽ đỡ khổ rất nhiều; đây chính là phương pháp kinh doanh bền vững tốt đẹp.
Công ty Kongo Gumi (Nhật Bản) là một doanh nghiệp gia đình tồn tại 1.400 năm lâu nhất trong lịch sử kinh doanh thế giới; hiện vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. (Nguồn ảnh: Economic in the world)
Thứ ba là “Phương tiện và Cứu cánh“. Vật chất chỉ là một phương diện giúp đem lại an vui, hạnh phúc chứ nó không phải là toàn bộ niềm an vui, hạnh phúc. Không ít người đã đồng hóa vật chất với niềm vui, hạnh phúc, an lạc. Từ đó dễ bị vật chất chi phối một cách nghiêm trọng mà quên đi niềm hạnh phúc chân thật của chúng ta đó là sống cho sâu sắc với chính mình, với những người mình yêu thương và với hoàn cảnh cuộc sống quanh ta. Ai đó đã nói “Tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm. Có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Có thể mua được giường nhưng không mua được giấc ngủ. Có thể mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe. Có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự trọng nể.” quả thật không sai!
“Mọi sự vật, hiện tượng đều không nằm ngoài quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt” (Nguồn ảnh: Geography)
Thứ tư là “Vô thường“. Vạn vật luôn chuyển biến không ngừng, có những chuyển biến xây dựng và phát triển cũng có những chuyển biến mang tính phá vỡ, đạp đổ. Nhìn một cách thấu đáo cuộc đời ta sẽ thấy mọi sự vật, hiện tượng đều không nằm ngoài quy luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Sự hình thành nào mà không đi đến tan vỡ và sự sụp đổ nào mà không hình thành nên cái mới; thất bại hay thành công luôn có tác dụng tương hỗ với nhau. Thế nên trong kinh doanh rất cần chúng ta phải thấy được hai mặt của Tính vô thường này và chúng ta phải hiểu được bản chất của vấn đề: vô thường để hủy hoại và vô thường cũng để hình thành.
Thứ năm là “Nhân quả“, là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Khi một người hiểu và tin vào luật nhân quả thì người đó sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Nếu chúng ta ý thức một cách sâu sắc về quy luật nhân quả, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm. Luật pháp của xã hội là để ngăn chặn khi phát hiện ra hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng không thể ngăn chặn tội lỗi bên trong tâm thức của mỗi người. Vấn đề không phải là sự nghiệp lớn hay nhỏ mà cái chính là người đó hành động chân chính hay bất chính. Nếu người đó hành động chân chính thì sẽ có quả báo tốt đẹp và hành động bất chính thì nhận lấy quả báo xấu.
Vasilios Zouponidis người đã vượt qua hàng ngàn doanh nhân ưu tú để nhận giải thưởng “Doanh nghiệp danh giá” của Đức vua Thụy Điển. Anh nói “Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi tuyệt đối sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình như vậy. Công ty của tôi thành công chỉ bởi vì tôi là một người tu luyện, và tôi hành xử chiểu theo các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. (Nguồn: DKN.News)
Tôi có người bạn làm việc trong Công ty chế biến xuất khẩu, mặc dù thời buổi kinh tế khó khăn, do ảnh hưởng của dịch Covid nhưng Công ty bạn tôi vẫn có đơn hàng xuất khẩu đều đều. Tuy rằng ít hơn một chút so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh, nhưng so với nhiều Công ty khác thì Công ty của bạn tôi vẫn duy trì được việc làm cho công nhân, có doanh thu tốt và ổn định. Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay thì đều này thật sự rất đáng mừng! Một nguyên nhân quan trọng mà tôi và mọi người được biết là bởi Ban Giám Đốc Công ty của bạn ấy là người có tín ngưỡng vào Thần Phật, tin vào nhân quả và hiểu được đạo lý trong kinh doanh từ đó mà luôn làm ăn chân chính nên gặp nhiều may mắn.
Tuy nhiên, cuộc đời đôi khi không như ta mong muốn, vì mỗi cây thì mỗi lá, mỗi nhà mỗi cảnh; có vui thì có buồn, có gặp may mắn thì có khi cũng không được như lòng người mong đợi. Cũng bởi danh lợi tình làm con người bị cuốn theo dòng chảy của xã hội mà lẩn quẩn, xoay vòng không có lối thoát. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không được đánh mất chính mình và làm những việc trái với lương tâm, bởi vì tất cả mọi việc đều đã được trời xanh an bài. Chúng ta hãy luôn khắc ghi trong tâm, cho dù ở trong hoàn cảnh nào cũng phải làm ăn cho chính, giao dịch công bằng thì nhất định chúng ta sẽ gặp nhiều may mắn, vận mệnh được xoay chuyển và sẽ lại có được cuộc sống bình an, hạnh phúc.
“Thấy được những quy luật và những chuyển biến của cuộc đời và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống thì ắt sẽ có được nhiều niềm vui, nhiều hạnh phúc”(Nguồn ảnh: Vẻ đẹp Việt Nam)
Một người kinh doanh với tâm trong sáng, làm việc lợi mình, lợi người, thấy được cái chân, cái giả, thấy được những quy luật và những chuyển biến của cuộc đời và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống thì ắt sẽ có được nhiều niềm vui, nhiều hạnh phúc. Ngược lại, cho dù hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận đạt được rất là cao nhưng nếu mình không có được cái an lành trong nội tâm, không thấy được bản chất cuộc đời, lấy giả làm chân, lấy phương tiện làm cứu cánh thì doanh nhân ấy suốt cuộc đời vẫn mãi là một người nghèo: nghèo tình thương, nghèo đức hạnh, nghèo niềm an vui trong cuộc sống của mình.
Người xưa có câu “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, tức bệnh từ miệng mà đến, họa cũng từ miệng mà ra; ai cũng biết một trong những thứ quan trọng có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta và của mọi người chung quanh đó là “khẩu nghiệp”. Vì lẽ đó mà “TU KHẨU ” luôn được xem như một lời nhắc nhở thường xuyên không thể thiếu trong giao tiếp giữa người với người nơi xã hội này. Hơn thế, tu khẩu là một yêu cầu chỉ dành riêng cho con người bởi vì trên thế gian này chỉ có con người mới được Thần Phật ban cấp cho trí huệ và ngôn ngữ để giao tiếp như là một đặc ân cao quý nhất. Vì lẽ đó cũng rất cần con người luôn nhớ gìn giữ và tu sửa mỗi ngày sao cho mỗi một lời nói cất lên đều nên có ý nghĩa, đều thật sự cần thiết, giúp người khác tiếp nhận dễ dàng, có sức nâng đỡ, chia sẻ và cảm hóa được lòng người.
“Tu khẩu chính là tu sửa lại lời nói của mình sao cho đúng đạo lý, đúng chuẩn mực và đúng hoàn cảnh” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Vậy thế nào là tu khẩu? lý giải theo đúng nghĩa của hai từ này, tu: có nghĩa là tu sửa, quy chính lại; khẩu: là lời nói; tu khẩu chính là tu sửa lại lời nói của mình sao cho đúng đạo lý, đúng chuẩn mực và đúng hoàn cảnh. Chắc bạn cũng biết có rất nhiều mối quan hệ từ xa lạ mà trở nên gắn bó; ngược lại cũng có những mối quan hệ từ thân thiết đậm đà mà bỗng trở nên xa cách, thậm chí còn không thể đi chung đường, không thể nhìn mặt nhau. Có những vấn đề tưởng như không còn lối thoát mà bỗng nhiên được hóa giải thênh thang; ngược lại cũng có chuyện đang thuận buồm xuôi gió bỗng dưng trở nên trắc trở bế tắc… cũng bởi vì một chữ “khẩu” này. Từ đó mới nhận thấy việc tu khẩu quả là hết sức quan trọng.
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang; người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”(Nguồn ảnh: Asian old pictures)
Nói về tu khẩu, từ xưa đến nay đã có rất nhiều lời dạy từ các bậc tiền nhân qua các thể loại như kinh văn, sách vở, văn vần, thơ ca, tục ngữ… được lưu truyền trong dân gian ví dụ như “Cái miệng kiện cái thân“, “Thần khẩu hại xác phàm”, “Chim khôn hót tiếng rảnh rang; người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” hoặc “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… những lời đó quả thật không sai. Trong chúng ta chắc cũng không ít lần chứng kiến hoặc gặp phải những sự cố về khẩu nghiệp mà dẫn đến xích mích, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè hay cộng đồng bên ngoài xã hội. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho việc sử dụng ngôn từ của chính mình.
Khi nói đến tu khẩu không ít người thường liên tưởng đến việc đó là ngậm miệng không nói hoặc càng ít nói càng tốt để tránh va chạm, sai sót, thị phi… Và người đời cũng thường có câu nói “Khẩu xà nhưng tâm Phật”; anh đó, chị đó tuy nói năng bốp chát nhưng trong tâm thì lại rất tốt hoặc “Khẩu Phật nhưng tâm xà”; nhìn họ nói năng ngọt ngào vậy chứ trong bụng toàn là lừa dối và làm chuyện sai trái… Ta thấy, chỉ một chữ “Khẩu” thôi mà đã có rất nhiều sự biến hóa khó mà lường cho hết được.
“Nếu cái tâm bên trong của một người thật sự tốt thì lời nói biểu hiện ra bên ngoài cũng sẽ mang hình tướng tương ứng.” (Nguồn ảnh: Traditional Culture)
Thực ra KHẨU là một hình thức biểu hiện của TÂM ra bên ngoài thông qua lời nói. Nếu cái tâm bên trong của một người thật sự tốt thì lời nói biểu hiện ra bên ngoài cũng sẽ mang hình tướng tương ứng. Tâm tịnh thì nói lời khoan thai; tâm rộng thì nói lời bao dung; tâm từ bi thì lời nói cảm thông; tâm hiểu biết thì lời nói thấu tình đạt lý… Ngược lại tâm nóng nảy cộc cằn thì lời nói ra như đao kiếm dễ làm sát thương người khác; tâm hẹp hòi đố kỵ thường nói lời mạt sát đối phương; tâm không thông tỏ càng nói càng đi vào ngõ cụt; tâm thị phi dễ nói lời gây thù chuốc oán, tâm thô tục thì lời nói ẩu tả…
Vậy có hay không vấn đề “khẩu xà, tâm Phật” hay “khẩu Phật, tâm xà”? xin thưa với các bạn là có và điều này vẫn đang diễn ra quanh ta.
Từ mối liên hệ giữa TÂM và KHẨU mà bàn về chuyện “khẩu Phật ,tâm xà” có thể thấy rằng: tất cả những biểu hiện ra bên ngoài nếu trái ngược với cái tâm mà một người đang cố che đậy thì đều là không chân thật. Chỉ là chúng ta không đủ năng lực để nhận biết, để phán đoán sự thật phía sau lời nói mà đưa chúng về đúng bản chất của nó. Là sự thật, thì dù có che dấu bằng lời hoa mỹ nào thì sớm muộn cũng sẽ bị phơi bày. Một người mà “Ngôn hành bất nhất” tức là nói và làm không như nhau thì ắt là có vấn đề. Vậy nên chúng ta nên cẩn trọng khi đánh giá một người thông qua ngôn từ và bản thân mình cũng nhớ đừng bao giờ sử dụng ngôn từ để lừa mị, che đậy những cái chưa đúng đắn trong chính con người mình. Vậy cũng nên cố gắng tu như thế nào để đạt đến “khẩu Phật, mà tâm cũng Phật”.
“Cần nhìn và tu sửa lại lời nói của mình sao cho Thân – Khẩu – Ý cùng hợp nhất để giữ được cái phước đức mà mình đang có.” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Ngược lại một người được cho rằng “khẩu xà nhưng tâm Phật” dù nói năng dễ gây va chạm cũng dễ được người khác chấp nhận vì người ta cho rằng cái tâm bên trong họ là tốt. Thật ra, con người hiện tại đang hiểu lầm về điều này; cho rằng người như thế thì tính tình thẳng thắn, trung thực. Thực chất điều này không hoàn toàn chính xác, chỉ để biện hộ cho lời nói bất minh của mình gây đau khổ cho người khác, biện minh cho cái tâm tính nóng nảy, cẩu thả của họ. Thật sự khẩu nghiệp là một thứ dễ gây tổn thương đến người khác và gây tổn hại đến phúc đức của người nói; vậy thì cớ gì bạn đã có tâm hành thiện tích đức thì tại sao lại còn dùng làm chi cái “khẩu xà” để làm tổn đi cái phước đức quý báu đó. Vậy cũng nhắc nhở những ai cho rằng mình là người “khẩu xà, tâm Phật” thì cũng cần nhìn và tu sửa lại lời nói của mình sao cho Thân – Khẩu – Ý cùng hợp nhất để giữ được cái phước đức mà mình đang có.
“Chỉ vì an phận, không quan tâm đến thế thái nhân tình mà im lặng, không dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải thì đó có phải là tu khẩu?” (Nguồn ảnh: Vẻ đẹp Việt Nam)
Điều trọng tâm mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này đó là hai góc độ khác của tu khẩu, khác với hình thức mà tôi vừa phân tích bên trên.
Thứ nhất là tu khẩu cũng cần phải nói, nó đối ứng với quan niệm tu khẩu là không nói, nói càng ít càng tốt. Bởi vì có những vấn đề nếu chúng ta không lên tiếng, không chỉ rõ đúng sai, nên hay không nên làm gì đó cho người khác biết mà tránh thì nó cũng đồng nghĩa với cái tâm của chúng ta chưa đủ từ bi, chưa đủ can đảm và rộng lượng. Chỉ vì an phận, không quan tâm đến thế thái nhân tình mà im lặng, không dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải thì đó có phải là tu khẩu? Chẳng hạn như trước một sự việc bất công, những việc làm sai trái mà chúng ta vẫn cứ im lặng như không hay biết thì đó có gọi là tu khẩu?.
“Hơn 20 năm qua, những nạn nhân bị bức hại vẫn kiên nhẫn nói cho con người thế gian biết sự thật tà ác của Trung cộng thì một số người cho rằng đó không phải là vấn đề của họ” (Nguồn ảnh: Chanhkien.org)
Một ví dụ thế này, tôi thường xem thông tin và biết rằng chính quyền Trung cộng hơn 20 năm qua vẫn không ngừng đàn áp, bức hại rất dã man, tra tấn bằng nhiều hình thức tàn bạo, mổ sống lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đang tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn và cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ để bán khắp thế giới. Hơn 20 năm qua, những nạn nhân bị bức hại vẫn kiên nhẫn nói cho con người thế gian biết sự thật tà ác của Trung cộng thì một số người cho rằng đó không phải là vấn đề của họ, họ không muốn can dự vào và còn tỏ thái độ cười nhạo những ai lên tiếng bảo vệ chính nghĩa. Trong khi cả thế giới đều lên án vậy mà một số người trong đó có người Trung Quốc lại thờ ơ và không dám lên tiếng bảo vệ người vô tội và phơi bày tội ác của chúng ra ánh sáng. Thế thì cái tâm và cái khẩu ở đây là gì? Nên được lý giải như thế nào cho đúng? Hậu quả là tội ác ngày càng lan rộng và trở thành như chuyện bình thường. Nhưng họ đâu biết đến một lúc nào đó, chính mình lại trở thành nạn nhân của chúng.
“Nếu một người có tâm thái cao, có đủ uy đức,… họ là có chủ ý để sử dụng cái “khẩu xà” này như một phương pháp mạnh mẽ nhằm cứu vớt, làm thức tỉnh một cá nhân đang chìm trong đau khổ” (Nguồn ảnh: Asian old pictures)
Tiếp theo là góc nhìn khác về “Khẩu xà tâm Phật” không chỉ như tôi đã phân tích bên trên mà trong thực tế nếu một người có tâm thái cao, có đủ uy đức, năng lực, trí huệ và thấu hiểu đạo lý ở đời; họ là có chủ ý để sử dụng cái “khẩu xà” này như một phương pháp mạnh mẽ nhằm cứu vớt, làm thức tỉnh một cá nhân đang chìm trong đau khổ, vô minh và lầm lạc mà nhà Phật thường gọi là “cho một gậy bổng hát để cảnh tỉnh”. Trong trường hợp này họ biết phải làm gì và lường trước được mọi tình huống có thể xảy ra thì việc vận dụng cái khẩu khí kia chính là một phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Chuyện kể về một vị lương y ngày xưa đối diện với một người đang bị chứng nấc cục liên hồi không dừng lại được, ông không dùng một phương pháp y học nào hết mà chỉ ngồi đối diện với người bệnh rồi dùng lời lẽ mạt sát vị này từ nhẹ đến nặng làm anh ta tức giận không kiềm chế được phải dùng lời lẽ trả đũa lại, cứ thế họ mạt sát lẫn nhau cho đến khi vị lương y nói “Đủ rồi, chúng ta dừng tại đây và ông có thể ra về vì đã hết nấc cục”.
“Trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình bê trễ việc học hành, rồi sai vợ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài.” (Nguồn ảnh: Truyện cổ tích Việt Nam)
Chúng ta cũng biết chuyện xưa về Lưu Bình và Dương Lễ là đôi bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Dương Lễ con nhà nghèo nên ra sức học, Lưu Bình cậy mình giàu có nên lười biếng, ham chơi. Dương Lễ thi đậu ra làm quan; còn Lưu Bình thi mãi không đậu sinh ra chán nản, ăn chơi, tiền của cuối cùng cũng hết. Nhớ đến bạn xưa hiện đang làm quan lớn nên tìm đến để nhờ giúp đỡ nhưng Dương Lễ không thèm nhìn mặt và chỉ nói những lời khinh bạc coi thường Lưu Bình, cho ít cơm hẩm với cà thâm và đuổi Lưu Bình ra khỏi cửa. Tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên Châu Long. Được Châu Long an ủi, khuyên nhủ, giúp Lưu Bình yên lòng ăn học; giao hẹn cương quyết phải giữ gìn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Tự ái vì bị Dương Lễ khinh thường và được Châu Long giúp đỡ, năm đó Lưu Bình thi đỗ Trạng nguyên. Trên đường về tìm đến Dương Lễ để nói mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình bê trễ việc học hành, rồi sai vợ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó tình bạn Lưu Bình và Dương Lễ khắng khít hơn xưa.
“Nếu thật sự có tâm Phật hiện diện bên trong bạn, thì xin hãy bộc lộ ra bằng những lời nói và hành vi cũng đẹp đẽ và tỏa hào quang ấm áp như thế !” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Còn rất nhiều câu chuyện từ xưa đến nay đang chứng thực cho những góc nhìn về tu khẩu mà tôi đang trình bày cùng các bạn. Ai cũng biết rằng vết thương trên thân thể dễ lành hơn vết thương gây ra bởi lời nói. Và hậu quả của lời nói đôi khi rất nặng nề, nó không chỉ làm hại cho chính người nói và những người liên quan mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, xã hội. Trong xã hội hiện nay, khẩu nghiệp không chỉ dừng ở lời nói như ngày xưa mà còn là những chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội. Sử dụng những lời độc ác, bịa chuyện, thô tục, xúc phạm đến người khác cũng có thể được xem là một dạng khẩu nghiệp. Giới hạn của bài viết chỉ có thể nêu ra một vài ví dụ điển hình qua đó giúp chúng ta nhận biết để cùng nhau tu khẩu, cùng mang đến cho đời thêm nhiều niềm vui, tình thương, sự cảm thông, giúp đỡ; đối đãi với nhau bằng chính cái TÂM và cái KHẨU đã được tu sửa của mình . Nếu thật sự có tâm Phật hiện diện bên trong bạn, thì xin hãy bộc lộ ra bằng những lời nói và hành vi cũng đẹp đẽ và tỏa hào quang ấm áp như thế!
“Võ thuật chân chính đã trải đường cho việc nhận thức về văn hóa tu luyện của tôi sau này.” (Nguồn ảnh: Minghui.org)
Ở kỳ 1 tôi đã nói về ước mơ sau này của mình là trở thành một người giỏi cả y thuật và võ đức. Võ thuật chân chính đã trải đường cho việc nhận thức về văn hóa tu luyện của tôi sau này. Y thuật cũng vậy, nó đã đưa tôi đến với những khám phá mới về sinh mệnh và vũ trụ, giúp tôi giải đáp một số câu hỏi nhân sinh quan trọng, cũng đã trải ra con đường nhận thức Pháp của tôi sau này.
Quả thật những điều tinh túy vẫn luôn ở quanh ta, nhưng cũng không dễ tìm gặp được. Việc bắt đầu con đường nghiên cứu y thuật của tôi cũng khá gian nan. Cha tôi cũng là một lang y, cũng có ít nhiều kinh nghiệm về trị bệnh, chẩn mạch, bốc thuốc. Nhưng đối với những điều thâm sâu hơi thì vẫn còn nhiều khuyết thiếu. Với chút kiến thức y học được cha tôi truyền dạy, tôi lại tiếp tục tìm hiểu về y thuật thông qua việc đến các nhà sách và mạng internet, nhưng cũng như việc tìm kiếm võ thuật vậy, bao năm tìm kiếm cũng lại rơi vào bế tắc, những gì thu nhặt được cũng chỉ là chút ít kinh nghiệm và một số phương thuốc mà thôi, hoàn toàn không tìm ra gốc rễ của y thuật rốt cuộc là gì.
“Tôi hiểu rằng nền y học cổ xưa là do Thần lưu cấp cho con người, những người khai thủy cho nền y học cổ truyền đều là những người tu luyện” (Nguồn ảnh: Traditional Culture)
May mắn thay tôi quen được một người bạn đã nghiên cứu và theo đuổi y thuật nhiều năm, cậu ấy còn khá trẻ nhưng giỏi cả về Kinh Dịch và Tử vi, cũng có kiến thức sâu rộng về y học cổ truyền. Cậu nói với tôi rằng muốn giỏi y thuật phải nắm vững Kinh Dịch, bởi nó là cái gốc của y học cổ truyền sau này. Đây có lẽ cũng là điều khuyết thiếu trong y học hiện nay, đa số những gì truyền dạy ở trường hiện nay đều không chú trọng về Kinh Dịch, cũng có lẽ người ta thấy nó quá khó và mất nhiều thời gian để nghiên cứu. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu về dịch lý, nhân sinh quan và thế giới quan của tôi đã được khai mở rất nhiều. Tôi hiểu rằng nền y học cổ xưa là do Thần lưu cấp cho con người, những người khai thủy cho nền y học cổ truyền đều là những người tu luyện, am hiểu sâu sắc về Dịch lý, còn có năng lực siêu nhiên, có thể câu thông thiên địa vạn vật. Những câu chuyện về Phục Hy sáng tạo ra Kịch Dịch, Thần Nông nếm trăm loại thảo dược, Văn Vương sáng tạo ra Chu Dịch,… đã giúp chúng ta minh tỏ rằng y học cổ truyền chính là do Thần lưu cấp cho con người.
“Tại sao con người không thể sống lâu như loài rùa, không thể bơi giỏi như loài cá, hay bay cao như loài chim?” (Nguồn ảnh: Traditional Culture)
Khi đi sâu vào nghiên cứu Kinh Dịch, tôi cũng lại bắt đầu nảy sinh nhiều câu hỏi như: Nếu con người là anh linh của vạn vật, vậy tại sao con người không thể sống lâu như loài rùa, không thể bơi giỏi như loài cá, hay bay cao như loài chim?… từ đó tôi lại tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những nghi vấn của bản thân mình.
Tôi lại gặp được một người anh đã luyện võ Thiếu Lâm Tự trên 20 năm, có nền tảng võ thuật và y học vững chắc, cũng biết nhiều về Kịch Dịch,… nhưng do tôi bận công tác nên cũng ít có điều kiện giao lưu học hỏi, vả lại những gì anh biết cũng không giải khai được câu hỏi của tôi.
“Chặng đường về sau này chính là con đường gian nan tìm kiếm Chân Pháp mà tôi phải trải qua.” (Nguồn ảnh: Traditional Culture)
Có thể nói rằng, trên con đường tìm đạo của mình tôi đã gặp khá nhiều vị thầy giỏi về y thuật, nhưng cũng chỉ là dừng lại ở những kinh nghiệm của bản thân và một số dược phương được lưu lại từ y học cổ đại, một số kinh nghiệm về chẩn mạch, bốc thuốc, tiếp cốt, châm cứu,… nhưng vẫn không thể tìm thấy lời giải của những câu hỏi của bản thân mình.
Vậy là cả y học và võ thuật đã đưa tôi tìm đến con đường tu luyện, lúc này tôi cũng nghĩ rằng chỉ có tu luyện may ra mới giúp tôi tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi của đời mình. Chặng đường về sau này chính là con đường gian nan tìm kiếm Chân Pháp mà tôi phải trải qua. Hẹn gặp lại quý độc giả ở kỳ sau.
Mỗi chúng ta ai cũng có một hoài niệm tươi đẹp tuổi thơ về gia đình ông bà, ba má. Trong ký ức của tôi nhớ lại thời còn bé, ba má tôi thường đi làm xa hay có khi đi làm ruộng tới chiều tối mới về, nên mấy đứa con nít như tôi thường được ông bà nội ngoại trông nom chăm sóc. Tôi nghe ngoại kể lại lúc nhỏ khoảng một hai tuổi, tôi ở nhà với ngoại thường hay khóc nhè mỗi khi ba má chuẩn bị đi làm, ngoại lại vỗ về ẵm bồng trên tay cho tôi nín, có khi ầu ơ ví dầu “con ơi con ngủ cho ngon, mẹ con đi cấy ruộng xa chưa về”… từ hơi ấm tình thương của ngoại mà tôi ngủ trên tay ngoại lúc nào không hay.
Ba má tôi thường đi làm xa hay có khi đi làm ruộng tới chiều tối mới về, nên mấy đứa con nít như tôi thường được ông bà nội ngoại trông nom chăm sóc. (Nguồn ảnh: Bà tôi)
Ngoại tôi dáng người nhỏ nhắn nhanh nhẹn, mái tóc pha sương búi cao gọn gàng, nước da ngăm và những nếp nhăn càng hiện rõ trên gương mặt của ngoại theo năm tháng. Ngoại thường mặc quần đen và áo túi giản dị có hoa văn nhẹ, áo túi này cũng giống như áo bà ba nhưng thân trước và sau tách đô rời, có hai cái túi để vật dụng như chai dầu nhỏ, tay áo ngắn nên được gọi là áo túi thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Ngoại tôi có thói quen ăn trầu, tôi thích nhìn ngoại nhai móm mép từng miếng trầu cay, mặc dù lá trầu có vị cay, được hòa quyện cùng với vị chát của trái cau vậy mà ngoại lại ăn ngon lành; những trái cau, lá trầu này được hái từ những cây cau, giàn trầu mà Ngoại trồng trước sân nhà; mỗi khi bông cau trổ thì rụng trắng trước sân tạo nên một khung cảnh thật đẹp cùng với đàn gà con loanh quanh trước sân; xung quanh nhà ngoại cũng trồng mấy cây mận, cây xoài…. để cho con cháu trèo hái mỗi khi có trái.
Cũng vì cuộc sống vất vả tần tảo sớm hôm gieo trồng cấy mạ mà lưng của ngoại còng theo năm tháng, lại phải chăm lo cho đàn cháu thơ từng miếng ăn giấc ngủ. Sau này, Khi chúng tôi lớn lên, ngoại thường hay kể về chuyện ngày xưa đứa này đứa kia hay nhõng nhẽo, khóc nhè, rồi còn lì mê chơi không chịu ngủ… ngoại hù là “đứa nào không ngủ sẽ bị ông kẹ bắt”, sợ quá hai con mắt đứa nào cũng nhắm lại không dám mở ra.
Ngoại thường nấu khoai lang, khoai mì, có hôm còn xay bột làm đủ các loại bánh nào là bánh bò, bánh chuối, bánh canh… (Nguồn ảnh: Làng quê Việt Nam; tranh của họa sĩ Trần Nguyên)
Nhà ngoại đơn sơ là vậy nhưng có được mấy luống khoai sau hè để dành nấu ăn và làm bánh. Ngoại thường nấu khoai lang, khoai mì, có hôm còn xay bột làm đủ các loại bánh nào là bánh bò, bánh chuối, bánh canh… bằng cách lấy bột cán vào lá chuối rồi cắt từng sợi nhỏ trong chốc lát là có được nồi bánh canh tép nóng hổi, thơm ngon và đong đầy tình thương của ngoại.
Vào những buổi trưa hè tiếng võng đong đưa hình ảnh chiếc lưng còng của ngoại ngồi ầu ơ “gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay”, lời ru chan chứa tình thương mong cho cháu của bà say giấc ngủ trưa. Có lúc giọng ngoại trầm ấm kể về thời xa xưa chiến tranh loạn lạc, những năm tháng hào hùng của dân tộc, những chiến tích của các vị anh hùng hay chuyện cổ tích thần tiên có chú cuội chị hằng vào những đêm trăng tròn… Lúc đó, tuy chưa hiểu gì nhiều nhưng tôi và mấy đứa em rất thích nghe, mắt tròn xoe chăm chú nghe ngoại kể. Ngoại thường nói câu “thương con một táo, thương cháu một dạ” là vậy, sau này cho dù có đi đâu thì tôi cũng mong về với ngoại để có được tình thương bao la, ấm áp.
Mấy đứa con nít xóm tôi chơi đùa tắm sông, đi lên giữa cây cầu rồi nhảy xuống nước bơi lội vui đùa (Nguồn ảnh: Giáo dục 24h)
Tôi lớn lên từng ngày trong tình thương của gia đình, trong đó ngoại là người để lại trong tôi ký ức sâu sắc với những lời dạy dỗ con cháu phải thảo hiền. Tôi nhớ mãi con đường làng hai bên có hàng cây xanh che bóng mát, có hàng bằng lăng tím nở rộ soi mình xuống mặt nước, đám lục bình trôi theo dòng nước, cây cầu tre lắc lẻo qua sông. Mấy đứa con nít xóm tôi chơi đùa tắm sông, đi lên giữa cây cầu rồi nhảy xuống nước bơi lội vui đùa, bắt cua, bắt hến quên cả thời gian cho đến khi bác hàng xóm bảo “mấy đứa nhỏ đi lên” thì chúng tôi mới chịu lên bờ… Tuổi thơ tôi lớn lên thật êm đềm là vậy! Người dân quê tôi cũng hiền lành thật thà chân chất, đặc biệt bà con thân thiện yêu quý giúp đỡ lẫn nhau; có món gì ngon hay biếu nhau làm quà.
Trong bầu không khí chan hoà mát mẻ, lại còn được thưởng thức những bữa cơm dân dã miền quê ngon lành. (Nguồn ảnh: Miền tây thương nhớ)
Ngày nay nhiều gia đình sống nơi thành thị, con cháu phải lo việc học hành nên ít có thời gian vui chơi, các bậc cha mẹ cũng hiểu được điều này nên cũng mong con trẻ có được không gian vui chơi gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, những ngày hè hay gửi các con về quê với ông bà nội ngoại để có không khí trong lành thoáng mát, được nghe tiếng gà gáy mỗi sớm tinh mơ, được theo cô bác ra đồng để nhìn ngắm những ruộng lúa đầy bông. Những cô bác nông dân tay thoăn thoắt thu hoạch những vụ mùa mà điều này các con chỉ được thấy trong sách vở và vào những ngày xa xưa trước; ngày nay thay vào đó là máy cắt, máy suốt vừa tiện lợi giảm vất vả cho nhà nông. Ngoài ra, con trẻ còn được thấy cảnh các chú bác dùng lưới dí bắt những con chuột chạy đồng khi lúa được cắt gần hết và đó cũng là thành quả lao động vất vả một ngày của các bác. Trên cánh đồng tiếng nói cười vui đùa của cô bác nông dân và lũ trẻ dưới nắng gió trong bầu không khí chan hoà mát mẻ, lại còn được thưởng thức những bữa cơm dân dã miền quê ngon lành.
Mỗi lần về quê tôi và mấy đứa em thường quấn quýt bên ngoại để được nghe ngoại kể chuyện xưa. (Nguồn ảnh: Ký ức tuổi thơ)
Lại nói về Ngoại tôi, cháu con ngày càng khôn lớn thì ngoại ngày càng già đi, mái tóc pha sương nay đã bạc trắng. Ngoại ở quê nhà luôn ngóng trông đàn cháu vì cuộc sống mưu sinh phải đi xa nhà, đứa đi học, đứa đi làm nên ít có thời gian về thăm ngoại. Mỗi khi được nghỉ lễ hay cuối tuần là tranh thủ về thăm ngoại, cũng là dịp để con cháu quan tâm chăm sóc cho ngoại. Mỗi lần về quê tôi và mấy đứa em thường quấn quýt bên ngoại để được nghe ngoại kể chuyện xưa. Lúc nhỏ chưa biết làm gì chỉ biết lặt rau, rửa chén phụ giúp ngoại ít việc vặt, những lúc nghỉ ngơi tôi thường bóp tay chân, nhổ tóc bạc cho ngoại… chỉ một lúc mà ngoại đã ngủ rồi.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh ông bà, ba má tần tảo sớm hôm, mong cho con cháu được khôn lớn nên người; cùng dòng sông quê, khóm trúc bờ lau, mái hiên tỏa khói lam chiều. Những giấc ngủ trưa hè ầu ơ của ngoại hay lúc vui đùa cùng đám bạn, khắc khoải những hình ảnh hồn nhiên của cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới. Tình yêu thương của gia đình giúp tôi luôn trân quý ký ức tươi đẹp, cho dù có đi đâu tôi cũng sẽ nhớ hoài hình bóng quê nhà. Giờ đây, tôi chỉ còn lại hình bóng của ngoại trong tâm trí mỗi khi về thăm quê, cảnh vật nay cũng đã thay đổi rất nhiều; con đường làng không còn lầy lội trơn trượt, không còn tiếng võng đong đưa của ngoại, cái dáng khom lưng mỗi khi ngoại ăn trầu và những lời dặn dò mỗi khi con cháu chuẩn bị đi làm xa, “Nhớ ăn uống cho no đừng để bụng đói nghe con”. Thương ngoại chăm lo con cháu cả đời, cho dù tôi có lớn khôn thì vẫn là đứa cháu ngây thơ ngày nào của ngoại.
“Quê hương là con diều biếc tuổi thơ con thả trên đồng,quê hương là con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông” (Nguồn ảnh: Miền tây thân thương)
Dù cuộc sống bây giờ nhiều phức tạp nhưng tôi vẫn luôn ghi nhớ lời dạy dỗ của ông bà, không chạy theo những hình thức đua đòi, hơn thua từng chút chỉ làm mình thêm nhọc nhằn tâm trí. Tôi luôn nhớ những lời ca tiếng hát, những câu từ dạy dỗ của ông bà về những giá trị đạo đức quý giá, về lối sống truyền thống lấy đạo làm gốc trong mỗi con người, mỗi gia đình và đó chính là giá trị của con người chúng ta… Tất cả như hành trang mang theo trong cuộc sống của tôi cho đến tận bây giờ và mãi về sau này. Mỗi lần trở về thăm quê trong tôi thường dạt dào lời hát “Quê hương là chùm khế ngọt cho cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học con về rợp bướm vàng bay, quê hương là con diều biếc tuổi thơ con thả trên đồng… quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Tôi mong rằng mỗi chúng ta trong cuộc sống của mình hãy lan tỏa tình yêu thương giúp đỡ những người xung quanh, sự giúp đỡ đó đôi khi chỉ là một nụ cười tươi, lời nói dịu dàng, đối nhân xử thế bằng tấm lòng thiện lương, bao dung, nhẫn nại để có được cuộc sống bình an và hạnh phúc như ông bà ta ngày xưa đã sống.