“Cổ Cầm là nhạc cụ lâu đời nhất của Trung Quốc, lưu lại văn hóa 5000 năm Hoa Hạ, lại có thể câu thông vạn vật, hòa cùng thiên địa Thần linh…”
Cổ Cầm đến với tôi cũng thật tự nhiên. Câu nói “Cầm chọn người chứ không phải người chọn Cầm” có lẽ rất đúng với hoàn cảnh của tôi. Ban đầu thực ra tôi không hề biết Cổ Cầm là gì, chỉ biết đến đàn tranh qua bộ phim Thủy Hử, nên tôi cứ nghĩ nhạc cụ mà tôi muốn tìm kiếm là đàn tranh. Nhưng mãi vẫn chưa có cơ hội chạm vào cây đàn. Một ngày nọ khi một đồng môn tôi quen biết (cũng là người tu luyện Pháp Luân Công) đang tìm kiếm trên mạng xem có loại nhạc cụ nào phù hợp để học, và thật tình cờ bạn ấy đã bén duyên với Cổ Cầm. Biết rằng Cổ Cầm là nhạc cụ lâu đời nhất của Trung Quốc, lưu lại văn hóa 5000 năm Hoa Hạ, lại có thể câu thông vạn vật, hòa cùng thiên địa Thần linh, có thể giúp người tu luyện đạt đến Thiên nhân hợp nhất, giúp các bậc minh quân giáo hóa muôn dân, giúp bậc quân tử tu rèn phẩm đức.
“Một đồng môn tôi quen biết (cũng là người tu luyện Pháp Luân Công) đang tìm kiếm trên mạng xem có loại nhạc cụ nào phù hợp để học, và thật tình cờ bạn ấy đã bén duyên với Cổ Cầm”
Tôi nghe vậy thì rất cao hứng, không chút đắn đo mà tìm đến cửa hàng Cổ Cầm để mua. Người bán Cầm nói rằng với mức giá mà tôi muốn mua thì hiện tại cửa hàng chỉ còn đúng một cây. Lẽ ra cây này cũng có người mua rồi nhưng vì âm cao quá họ không thích nên không lấy nữa. Thế là tôi ngồi vào vị trí để thử Cầm và gảy vào dây đàn thì thấy toàn thân chấn động, cảm thấy bản thân lúc đó không phải là người chơi cầm mà giống như bản thân là một nghệ sĩ Shen Yun (*) đang biểu diễn trên sân khấu. Vậy là tôi quyết định kết duyên cùng cây Cầm ấy. Và từ đó Cổ Cầm đã cùng tôi trên con đường tu luyện, cùng tôi kết duyên với các bạn đồng môn và với những chúng sinh hữu duyên.
Giai đoạn đầu học Cầm cũng gian nan lắm, thời gian dành cho việc học Cầm cũng không có nhiều, đoạn đường đi học Cầm cũng rất xa. Nhưng có lẽ Cầm và tôi đã có mối duyên tiền kiếp nên cứ mỗi lần chạm vào Cầm lại có cảm giác thăng hoa, tâm cũng hoàn toàn tĩnh lại, nhờ đó mà dù khó khăn thế nào tôi cũng kiên trì đến cùng, và cuối cùng đã hoàn thành khóa học Cầm cơ bản. Đặc biệt là thuận theo quá trì tu luyện đề cao thì tiếng đàn của tôi cũng ngày càng thanh trong và thuần tịnh.
“Có lẽ Cầm và tôi đã có mối duyên tiền kiếp nên cứ mỗi lần chạm vào Cầm lại có cảm giác thăng hoa, tâm cũng hoàn toàn tĩnh lại”
Giờ đây tôi cũng đã tự mình diễn tấu được một số bài cổ nhạc, cũng như các bản nhạc do đệ tử Đại Pháp sáng tác. Thật hạnh phúc vì được cùng Cầm đồng hành trên con đường tu luyện cứu độ chúng sinh.
Khai Tâm
(*): Shen Yun là đoàn nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển và âm nhạc truyền thống hàng đầu, được thành lập tại New York. Các tiết mục bao gồm vũ đạo Trung Hoa cổ điển, múa dân gian, múa dân tộc và vũ kịch, với sự tham gia của dàn nhạc và các nghệ sĩ độc tấu. Trải qua 5.000 năm, nền văn hóa Thần truyền đã phát triển phồn thịnh trên mảnh đất Trung Hoa. Thông qua âm nhạc và vũ đạo ngoạn mục, Shen Yun đang làm sống lại nền văn hóa huy hoàng này. Shen Yun, hay Thần Vận, có nghĩa là “Vẻ đẹp của những vị Thần đang múa.”
Xã hội nhân loại là do Thần an bài, văn hóa nhân loại cũng do Thần truyền cấp. Âm nhạc là thứ không thể thiếu đối với mỗi sinh mệnh trong thế giới này, và tôi cũng không ngoại lệ.
Tôi là một người tín Thần từ nhỏ, cũng tin rằng mọi việc diễn ra trong cuộc đời mỗi người đều là có định số, đều là Thần an bài. Có lẽ là dựa theo duyên nợ mà an bài, cũng có thể do nguyện vọng của một người trước lúc chuyển sinh mà an bài. Con đường đến với Cổ cầm của tôi cũng vậy, mỗi bước đi đều đã được an bài từ trước. Tại sao nói như vậy? Tôi sẽ kể bạn nghe về những điều này…
“Xã hội nhân loại là do Thần an bài, văn hóa nhân loại cũng do Thần truyền cấp. Âm nhạc là thứ không thể thiếu đối với mỗi sinh mệnh trong thế giới này, và tôi cũng không ngoại lệ”
Tôi là một người tu luyện Đại Pháp, ở loạt bài trước tôi cũng đã viết về con đường tìm Đạo của mình. Thực ra con đường đến với Cổ cầm của tôi cũng giống như con đường tìm Đạo của tôi vậy. Thuở nhỏ tôi được một người thầy tướng số nói rằng tôi sau này sẽ giỏi về thơ ca, xung quanh luôn có người đến đàm đạo. Mười ngón tay của tôi đã có đến 9 cái hoa tay, người ta nói hoa tay nhiều là có tài. Thời đó nghe vậy chứ tôi cũng không tin lắm, vì chữ tôi viết rất xấu, vẽ thì không biết vẽ, hát cũng chẳng biết hát,… nói chung cái gì người khác giỏi thì tôi đều dỡ.
Cho đến một ngày anh trai tôi tìm đâu được một cây sáo. Tôi thổi thử thấy nó cũng ra tiếng, nhưng cũng không có người dạy nên tôi cũng không học được, nhưng tôi cũng đã kết duyên với âm nhạc kể từ lần đó. Từ đó tôi bắt đầu thích dòng nhạc không lời, nhất là các bản nhạc truyền thống. Tôi cũng thường nghe vào mỗi buổi trưa, nó giúp tôi xua đi cái oi bức của mùa hè cũng như giúp tôi xoa dịu sự ồn ào của cuộc sống.
“Tôi bắt đầu thích dòng nhạc không lời, nhất là các bản nhạc truyền thống”
Sau này khi tôi bước chân vào đại học, trong môi trường quân đội đa số bạn bè đều chơi các dòng nhạc mạnh mẽ, ồn ào, nhất là các bản nhạc rock. Một số bạn thì dùng đàn guitar để chơi một số bản nhạc không lời, tôi cũng mua về chơi thử nhưng thấy không hợp nên cũng không chơi nữa. Tôi lại tham gia vào lớp học nhảy cha cha cha của trường một thời gian, nhưng tất cả những dòng nhạc đó đều không phải là dòng âm nhạc mà tôi đang tìm kiếm.
Tôi cũng là một người luyện võ, cũng thích xem các bộ phim như Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa,… Trong bộ phim Thủy Hử tôi rất thích phong cách của nhân vật Lãng tử Yến Thanh. Yến Thanh là một chàng trai vừa giỏi võ vừa thổi sáo hay, lại chơi đàn giỏi. Nhờ lại câu chuyện kết duyên với cây sáo ngày trước, tôi lại bắt đầu theo đuổi dòng nhạc này. Tuy không được qua trường lớp như nhờ tôi có một người bạn thổi sáo hay nên tôi học thổi sáo từ bạn ấy. Ban đầu phải nói là thổi không ai muốn nghe, nhưng kiên trì tập luyện dần dần tôi cũng thổi được, cũng biết chơi một số ca khúc về gia đình, quê hương, tình yêu,… rồi đến một ngày cũng có người khen tôi “hát thì dở mà thổi sáo nghe cũng được”. Thế là từ đó tôi luôn mang theo sáo bên mình, sáo đã cùng tôi trong suốt cuộc hành trình tìm đạo.
Cũng giống như võ thuật, sáo đã giúp tôi kết duyên được với rất nhiều bằng hữu, là bạn đồng hành trên con đường tìm đạo. Tuy vậy nhưng cả võ thuật cũng như các môn tu luyện mà tôi đã trải qua đều chưa phải là Đại Đạo cuối cùng mà tôi tìm kiếm, cũng vậy sáo cũng không phải là môn nghệ thuật mà tôi tìm kiếm. Cho đến một ngày khi tôi tìm được Đại Pháp chính là Đại Đạo giúp ta có thể thật sự quay trở về. Cũng vậy, kể từ khi tìm thấy Cổ Cầm, nó đã đồng hành cùng tôi trên con đường trở về nhà.
“Kể từ khi tìm thấy Cổ Cầm, nó đã đồng hành cùng tôi trên con đường trở về nhà”
Thật đúng là:
Võ thuật có thể phòng thân
Nhưng không trả được nghiệp mình đã vay
Sáo tiêu cũng khá là hay
Nhưng không giải được nỗi day dứt lòng
Bao ngày hướng nội tìm trong
Bao đời tu luyện vẫn không đường về
Đại Pháp khai sáng đường mê
Áo vô minh cởi.. ta về cố hương.
Danh là gì mà khiến người ta một đời truy cầu để đạt được ? Kẻ có tiền thì dùng tiền để mua danh, dùng lợi để cầu danh. Kẻ nghèo hèn cũng một đời phấn đấu để nổi danh. Kẻ có năng lực và bản sự cũng muốn phô diễn năng lực để cầu danh. Thậm chí cho đến có những người tu hành cũng không vứt nổi một chữ “danh”. Kẻ hành thiện để cầu danh, biểu hiện bên ngoài thì như là hành thiện giúp đời, nhưng trong tâm lại muốn được người đời ca tụng. Vậy rốt cuộc danh là vật gì mà có sức công phá mạnh mẽ như vậy.
“Kẻ có tiền thì dùng tiền để mua danh, dùng lợi để cầu danh.” (Nguồn ảnh: Tradictional Cutural)
Thực ra “Danh” ấy, bản thân nó không phải là thứ xấu, cũng chẳng tội tình gì. Chẳng qua, vì danh là một thứ vô hình vô tướng, nhìn không thấy, sờ chẳng được,… chỉ là thông qua cái cảm thụ của con người mà định nghĩa nó vậy thôi. Cũng bởi vì nó vô hình vô tướng, nên con người lại càng muốn nắm giữ, càng muốn truy cầu. Thậm chí có những người tự nhận mình là “Vô Danh”, nhưng lại muốn người đời biết đến và ca tụng. Chính vì cái lẽ hư thực của Danh, mà khiến người đời mê mẫn.
“Chính vì cái lẽ hư thực của Danh, mà khiến người đời mê mẫn.” (Nguồn ảnh: Tradictional Cutural)
Bởi vì không hiểu Danh nên có những người trăm năm trước được người đời ca tụng, nhưng cũng là kẻ mà trăm năm sau người đời khinh rẻ, chê cười. Có những kẻ suốt một đời phấn đấu để nổi danh, đến khi nổi danh lại muốn ẩn mình cô độc. Đến cả những người tu hành cũng bị cái danh làm rơi rụng, suốt một đời tu cũng như không.
“Đến cả những người tu hành cũng bị cái danh làm rơi rụng, suốt một đời tu cũng như không.” (Nguồn ảnh:Tradictional Cutural)
Vậy hỏi người đời mấy ai hiểu nỗi chữ “Danh”. Thực ra danh ấy, nếu biết dùng thì chính là thần dược, trái lại không biết dùng thì sẽ trúng độc “Danh” mà chết.
Danh ấy, muốn được thì phải buông, muốn có thì phải bỏ. Nhờ vào tích đức mà có được danh thì danh ấy mới vững bền, trân quý. Nếu một người hoàn toàn vì người khác mà phó xuất, từ đó được người đời ca tụng thì danh ấy trân quý vô cùng. Cũng chính là nói kẻ muốn cầu danh ắt phải tích đức thì mới được. Mọi việc làm đều thuận đạo thì danh ấy sẽ vững bền, sử sách sẽ lưu danh, được người đời ca tụng.
“Mọi việc làm đều thuận đạo thì danh ấy sẽ vững bền, sử sách sẽ lưu danh, được người đời ca tụng.” (Nguồn ảnh: Falun Dafa)
Chào quý độc giả! Đã khá lâu rồi Khai Tâm chưa có dịp cùng quý độc giả đàm đạo; không phải vì bận rộn kiếm tiền, mà bởi sống trong xã hội nhiều tham lam và tư dục này, cái tâm ít nhiều cũng bị vấy bẩn, bất thuần. Chỉ e độc giả đọc bài sẽ bị ảnh hưởng không tốt, cũng vì lý do ấy mà hôm nay mới khai bút trở lại được, cảm ơn quý độc giả đã đồng hành suốt thời gian qua.
Hôm nay Khai Tâm sẽ cùng quý độc giả đàm luận đôi chút nhận thức về câu nói: “Tiền nhiều là được”. Rốt cuộc Tiền là vật gì, có lợi ích gì mà khiến người ta mê mẩn, cho rằng cứ tiền nhiều là được?
Trong xã hội hiện tại, có lẽ tiền là một thứ không thể thiếu đối với mỗi người chúng ta. Ra khỏi cửa, đi chợ, đi làm, đi đường cho đến những việc như mua xe, xây nhà, dựng vợ gã chồng,… đều cần phải có tiền. Có thể nói tiền đã là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Thậm chí có người đã nâng nó lên thành “danh ngôn”: “tiền đâu là đầu tiên”, ý nói rằng làm gì thì trước tiên cũng phải có tiền; đến mức ngay cả trước khi chết cũng phải kiếm tiền để lo hậu sự; thật đúng là đã bị tiền bạc khống chế rồi.
Vốn dĩ việc kiếm tiền hay có nhiều tiền thì không có sai, là nhu cầu chính đáng của đời sống con người. Nhưng vì không hiểu được ý nghĩa của tiền, nên mới bị tiền khống chế, chỉ cần có tiền thì việc gì cũng làm, thậm chí giết người phóng hỏa, mê mẩn bởi tiền, vì tiền mà sống, vì tiền mà chết.
Vậy rốt cuộc tiền là vật gì? Ý nghĩa ra sao?
Bài văn “Tiền bản thảo” của Trương Duyệt viết:
“Tiền, vị ngọt, đại nhiệt, có độc. Tác dụng phụ lưu giữ dung nhan, tốt tươi sáng nhẵn, chữa bệnh đói, giải khốn khó có hiệu nghiệm ngay. Tiền có thể lợi cho quốc gia, thiệt hại cho người hiền đạt và rất sợ người thanh liêm. Người tham uống thuốc ‘tiền’, thì phân chia đều là tốt nhất, nếu không phân chia đều thì nóng lạnh công kích nhau, khiến người hỗn loạn. Thuốc tiền thu hái không theo thời vụ. Thu nhận không đúng lễ thì tổn thương đến tinh thần. Tiền rất thịnh hành, có thể chiêu mời thần linh, thông với khí quỷ. Nếu tích lũy mà không phân tán thì sẽ sinh ra tai họa thủy hỏa đạo tặc. Nếu phân tán mà không tích lũy thì sẽ sinh bệnh đói rét khốn khó. Vừa tích lũy vừa phân tán thì gọi là đạo. Không coi nó là trân quý thì gọi là đức. Nhận và cho hợp lễ nghi thì gọi là nghĩa. Không cầu tiền không phải của mình gọi là lễ. Thí xả rộng rãi cứu tế dân chúng thì gọi là nhân. Chi trả không sai hẹn gọi là tín. Người không vì thuốc ‘tiền’ làm tổn hại đến mình thì gọi là trí. Tinh luyện 7 thuật này thì mới có thể uống thuốc ‘tiền’ lâu dài, khiến người trường thọ. Nếu uống thuốc ‘tiền’ mà không theo lý lẽ thì ý chí suy nhược, tinh thần tổn thương, nhất định phải kiêng kỵ.”
Có lẽ bài văn trên đã giúp độc giả hiểu được phần nào về ý nghĩa của tiền và sử dụng tiền sao cho hợp lý. Không thể lại nói rằng: “Tiền nhiều là được”.
Lần đầu khai bút trở lại cũng không định viết nhiều, Khai Tâm xin hẹn gặp lại độc giả ở bài tiếp theo. Chúc quý độc giả bình an mỗi ngày!
Khai Tâm
(Bài viết có sử dụng tư liệu của Minh Huệ Net)
Với quan niệm sống đơn giản, nên cuộc sống của tôi luôn mở ra những con đường mới. Tôi ở nhà sau thời gian ngắn dừng việc học cao học, tôi bắt đầu tìm việc gì đó để làm. Tôi tìm lại các liên lạc với bạn bè, cuối cùng hỏi thăm được cô bạn cũ đang làm việc ở một khu công nghệ cao ở thành phố lớn, thế là tôi cũng làm hồ sơ xin việc theo hướng dẫn của cô ấy và lên đường. Lần đầu tiên đi làm việc ở một thành phố đông đúc, nhộn nhịp như thế, nhiều thứ tôi chưa biết và bỡ ngỡ nhưng tôi cũng không hề lo sợ hay tủi lòng nhớ nhà… Tôi lên đường với chiếc xe máy và chỉ gọn một túi đồ, chút vật dụng cần thiết không rườm rà. Những ngày đầu chưa tìm được phòng riêng, tôi ở tạm chỗ cô bạn ấy. Chúng tôi làm việc cùng công ty nhưng khác ca, nên đôi khi không gặp nhau thường, người này về thì người kia đã đi làm rồi. Vài tuần tôi đã tìm được phòng trọ mới xây, với mức giá hơi cao, đôi khi người ta phải ở cả gia đình để tiết kiệm tiền, còn tôi thì chỉ ở một mình. Cũng vì thế mà các bạn công nhân cùng tổ hay nói là: tôi không đến đây để kiếm tiền mà chắc là giận gia đình đi làm cho vui, hay đã thất tình mà trốn vào đây.v.v.
“Với quan niệm sống đơn giản, nên cuộc sống của tôi luôn mở ra những con đường mới.” (Nguồn ảnh: VietNamnet)
Lần đầu tiên đi làm công nhân cũng có nhiều điều thú vị. Ở thành phố này, nhiều thứ tôi phải học hỏi, làm quen. Cả cái cột đèn giao thông cũng làm tôi chóng mặt. Hôm đầu chạy xe đi làm, đèn xanh-đỏ nằm ngay cổng vào khu công nghiệp và trên một giao lộ lớn với nhiều loại đèn ký hiệu, tôi không hiểu nên cứ thấy đèn xanh bật tưởng mình được qua đường, ai ngờ đó là đèn cho xe tải đi thẳng. Khi đó tôi nhanh lao qua phía làn xe tải, chỉ mấy tấc nữa là tôi bị hút vào chiếc xe tải lớn. Ở góc đường, có anh cảnh sát giao thông thổi còi ra hiệu cho tôi ý nói nguy hiểm, có lẽ anh thấy cái dáng hai lúa mới lên thành phố loay hoay như tôi cũng nhiều rồi, anh ấy cũng không gọi tôi lại làm khó gì. Khuôn mặt tôi thật sự đã tái xanh cho lần đó, sau này tôi biết rồi cứ chạy theo người ta cho chắc, vì giờ đó người ra vào cổng rất nhiều, sau này chú ý cũng hiểu được sự vận hành của mấy cái trụ đèn giao thông ấy. Thế là qua ải giao thông!
“Ở thành phố này, nhiều thứ tôi phải học hỏi, làm quen. Cả cái cột đèn giao thông cũng làm tôi chóng mặt.” (Nguồn ảnh: Vietnamnet)
Làm việc dần cũng có thêm bạn, mấy chị trong tổ cũng rất quý tôi, tôi cũng hòa đồng, tới giờ cơm thì đi ăn cùng các chị. Lần đầu xuống nhà ăn nhìn thức ăn, mình phải “ồ” lên một tiếng vì thấy đồ ăn rất ngon, căn tin sạch sẽ,… tôi đánh giá cao chế độ ăn uống ở đây, ngay cả giám đốc cũng xuống nhà ăn như mọi người… Tôi ăn rất ngon miệng, thế mà các chị thì cứ chê lên chê xuống, tôi hỏi sao thế thì họ nói ăn lâu ngày sẽ hiểu thôi. Tôi nói thật, cái chế độ ăn đó thì không thể chê đối với tôi. Tôi cũng hiểu rằng có người đã đi làm thâm niên trên chục năm rồi, nên cảm thấy chán ngán đồ ăn, các mùi vị quen thuộc… Có buổi các chị không muốn ăn họ đổi phiếu cơm chỉ lấy sữa và bánh, tôi vẫn cứ ăn cơm bất kể là ca ngày hay ca đêm. Điều này không có nghĩa rằng bởi vì tôi mới đến nên cảm thấy thích các món ăn ở đây, mà tôi là người rất dễ dàng trong ăn uống. Bản thân tôi luôn nhìn xuống những người đói khác, thiếu thốn, từ đó để tôi biết hài lòng với cái mình đang có và trân quý, nhờ vậy tôi không bao giờ thấy khổ khi phải chọn món ăn.
“Có buổi các chị không muốn ăn họ đổi phiếu cơm chỉ lấy sữa và bánh, tôi vẫn cứ ăn cơm bất kể là ca ngày hay ca đêm.” (Nguồn ảnh:laodong.vn)
Tôi vẫn ở một mình, tôi thích sự yên tĩnh một mình khi trở về phòng trọ và được nghỉ ngơi đầy đủ, tôi ngủ ngon lành trên tấm thảm yoga trải trên sàn, cùng chiếc gối nhỏ như của đứa trẻ 1 tuổi hay nằm. Vì chỉ có một mình tôi cũng không cần tự nấu ăn, ngoài thời gian đi làm, thời gian còn lại tôi tranh thủ sinh hoạt sau đó ăn chút gì no bụng rồi ngủ một giấc cho đến lúc dậy chuẩn bị đi làm tiếp. Thời gian trước khi vào ca làm và sau khi tan ca, đều là ngay những giờ căn tin công ty có bán phần ăn, vừa rẻ vừa đầy đủ dinh dưỡng, tôi hay ăn ở đó. Nên dù tôi phải trả tiền phòng cao nhưng các chi phí khác lại không nhiều, do vậy mà tôi vẫn có được tích lũy kha khá sau mỗi tháng lương.
Tôi đã quen dần với môi trường làm việc, sống một mình nên cũng chẳng nghĩ ngợi, lo khổ gì, cũng tưởng rằng mình sẽ gắn bó với công việc lâu dài. Thế rồi nhiều chuyện xảy ra, một hôm vào xưởng nghe âm thanh la lối, mâu thuẫn rất lớn của các chị, mới biết ra có một người giận đốc công, mà đem vật liệu sản xuất đổ vào bồn cầu. Ban giám đốc biết được họ đã bắt những người liên quan cho họ một lời giải thích không thì đuổi việc người đổ vật liệu ấy. Một chuyện nữa mà thường xuyên xảy ra trong xưởng là sản phẩm sau khi làm ra rồi cũng có thể bị đánh cắp, nên giờ ăn cơm phải có người thay nhau canh giữ sản phẩm. Tôi quan sát nhiều sự việc xảy ra một thời gian rồi cảm thấy buồn trong tâm, tôi tự hỏi: “sao đã phải vất vả mưu sinh mà mọi người còn không yêu thương nhau, giúp đỡ nhau mà lại đi làm tổn hại nhau?”. Đúng là môi trường này có khả năng biến một người chân chất, thật thà có thể trở nên phải tranh đấu, nếu không họ sẽ mất quyền lợi cho mình, thế rồi không ai muốn lùi bước. Tôi không muốn tương lai mình cũng giống như thế.
Tôi tự hỏi: “sao đã phải vất vả mưu sinh mà mọi người còn không yêu thương nhau, giúp đỡ nhau mà lại đi làm tổn hại nhau?”. (Nguồn ảnh: Pinterest)
Tôi là người có tín ngưỡng, từ nhỏ cũng được dạy dỗ nhiều đạo lý, đi ra đường tôi chưa bao giờ dám gây sự với người ta, ai có ác ý là tôi tìm cách nói lý, nói không được thì nhịn và tránh xung đột, không tham lam của người, phải biết sợ tội mà không làm điều xấu.v.v. dù đi làm công nhân tôi vẫn giữ cách hành xử chân thật, lễ phép thì mọi người cho rằng tôi khờ khạo, người ta có nói móc tôi cũng không tìm cách đáp trả lại, chính vì thế mà có được hòa khí đôi bên.
Đến lúc rồi thì tôi cũng quyết định nghỉ việc, chuyện hài hước nhất là khi tôi ký đơn xin nghỉ việc, cũng là ngày công ty cho tôi ký hợp đồng chính thức làm việc, ký hợp đồng rồi lại đưa đơn xin nghỉ ngay, chị kế toán hành chính bất ngờ mở to mắt nhìn tôi,… Có ai như tôi? Thậm chí tôi cũng không quan tâm số lương kết toán thì có được nhận không vì đã nghỉ đột ngột, nhưng sau đó tôi vẫn được nhận phần công sức của mình đầy đủ. Bây giờ hồi nhớ lại, có vẻ đúng là khi đó tôi không phải làm việc để mong tích lũy tiền tài hay muốn ổn định cuộc sống,… Mỗi lần quyết định làm gì tôi đều không hối hận, sau này tôi đã hiểu ra, cuộc đời tôi đã được an bài từ trước, đó chỉ là những bước đi mà tôi phải thực hiện, để khơi gợi nội tâm, tìm về dấu chỉ, để rồi sẵn sàng bước trên con đường tu luyện.Hôm n ay tôi đã là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, câu chuyện vài kỳ này tôi đã sơ lượt kể lại cho các bạn nghe chỉ là tiền đề cho hành trình sinh mệnh tôi tìm về. Tôi hạnh phúc khi đã có cơ hội viết ra cùng quý đọc giả.
“Hôm nay tôi đã là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, câu chuyện vài kỳ này tôi đã sơ lượt kể lại cho các bạn nghe chỉ là tiền đề cho hành trình sinh mệnh tôi tìm về.” (Nguồn ảnh: Falundafa.org)
Tôi minh tỏ rằng, khi con người làm việc phù hợp với Đạo thì tấm lòng rộng mở, hành vi thoáng đạt, mang đến bên mọi người là hạnh phúc, an vui. Tôi muốn gửi bạn thông điệp rằng hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên nhẹ nhàng và thuận theo Đạo. Bạn sẽ thấy một thế giới mới trong chính bản thân mình. Tôi sẽ đợi bạn! (Hết)
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
Vào triều Thanh có một người tên là Lý Khả Cửu. Anh này từng nói rằng bà nội anh là Vu Thị có thể nhớ được những sự việc của kiếp trước, khi bà anh mới sinh được ba ngày đã có thể mở miệng nói, lại còn kể với những người thân trong nhà về tình huống ở kiếp trước của mình.
Nguyên kiếp trước bà nội anh không phải là phụ nữ, mà là một người đàn ông, lại còn là một vị tiến sĩ mang họ Trần, vị tiến sĩ này từng làm huyện lệnh huyện Hồng Động tỉnh Sơn Tây. Chỉ tiếc là khi còn làm huyện lệnh ông ta thích dùng cực hình tra tấn người khác suốt đêm nên tuổi tác chưa bao nhiêu đã phải chịu báo ứng ngã ngựa chết. Khi chết rồi nguyên thần ông ta bị giải đến âm gian diện kiến Diêm Vương. Diêm Vương trách mắng ông ta rất nặng, và phạt phải đầu thai làm phụ nữ ở kiếp sau, phải chịu đủ thứ thống khổ ở nhân gian, chỉ có thể sống được 23 tuổi, chết rồi lại phải quay lại âm gian chờ nghe Diêm Vương xét xử.
Đời này khi Vu Thị được bảy, tám tuổi thì có một quan viên Sơn Đông họ Vương đi ngang qua nhà cô. Vu Thị vừa nhìn thấy ông đã kêu lớn: “Vương niên hữu, còn nhớ Trần mỗ ta không?” ‘Niên hữu’ là một cách gọi trong khoa cử thời xưa, những thí sinh thi đỗ tiến sĩ cùng năm thường xưng hô như thế.
Vị quan viên họ Vương bèn dừng lại hỏi thăm và trò chuyện với Vu Thị rất lâu, ông hỏi Vu Thị rất nhiều việc liên quan đến kiếp trước của cô là Trần huyện lệnh, tất cả đều được cô bé trả lời chuẩn xác. Vị quan viên họ Vương mới tin chắc rằng Vu Thị là Trần huyện lệnh đầu thai. Vương quan viên vốn biết Trần huyện lệnh lúc sinh thời vẽ rất đẹp, bèn bảo Vu Thị hãy vẽ một bức tranh hoa lan. Khi này Vu Thị đưa tay ra cho ông xem, mới biết tay Vu Thị bị tàn tật không cầm bút được. Hai người ôm nhau khóc lóc, than rằng báo ứng quả thật vô tình, kiếp trước từng thi đỗ tiến sĩ làm huyện lệnh, kiếp này lại đầu thai làm một bé gái tàn tật.
Mấy năm sau, trên mặt Vu Thị mọc lên một nốt ruồi to cỡ đồng tiền, và trên cổ cũng bắt đầu nổi cục bướu. Sau khi Vu Thị miễn cưỡng xuất giá, người chồng vì chê cô tàn tật xấu xí nên không thích cô, cô phải chịu rất nhiều đau khổ. Sau này, Vu Thị thật sự vào năm 23 tuổi bị băng huyết mà chết.
Xem xong câu chuyện nhân quả được ghi chép lại này, người ta quả thực phải cảm thán: Trần huyện lệnh thích dùng cực hình tra tấn người khác, kết quả cuối cùng không những chịu báo ứng nửa đời sau bị tổn thọ và mất bổng lộc, mà còn phải đầu thai làm bé gái tàn tật, lại mọc nốt ruồi, mọc bướu, phải chịu rất nhiều đau khổ, sau hết lại chết vì đoản mệnh. Xem ra đã là quan lại thì nhất định không thể dùng cực hình tra tấn người khác. Trần huyện lệnh chỉ bức hại những người bình thường mà còn chịu quả báo như vậy, thế thì ngày nay những kẻ bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công rồi sẽ chịu ác báo ghê gớm đến mức nào! Chỉ nghĩ thôi cũng đã khiến người ta phát sợ.
(Nguồn tư liệu: Sách Tiểu Đậu Bằng của Tằng Diễn Đông triều Thanh)
Tình yêu thương và sự nghiêm khắc đối với con cái cũng cần có giới hạn nhất định. Người Trung Quốc xưa đã sớm lưu lại những trí huệ về đạo trung dung, họ cho rằng làm gì thái quá cũng không tốt, không nên đi đến cực đoan. Giáo dục trẻ nhỏ cũng như vậy, quá yêu thương trẻ, đòi gì đáp ứng nấy, mong trẻ thuận tâm vừa ý, luôn chiều chuộng trẻ một cách không lý trí, quá cưng chiều trẻ như vậy sẽ khiến đứa trẻ hình thành lối sống tùy tiện, buông thả, ích kỷ, không biết hàm ơn, nhưng nếu đi sang một cực đoan khác thì lại hoàn toàn ngược lại.
“Tình yêu thương và sự nghiêm khắc đối với con cái cũng cần có giới hạn nhất định. Người Trung Quốc xưa đã sớm lưu lại những trí huệ về đạo trung dung, họ cho rằng làm gì thái quá cũng không tốt” (Nguồn ảnh Pinterest)
Đối mặt với đòi hỏi của trẻ
Nhà tôi có một bé gái đang học lớp ba, cháu rất thích dùng hộp giấy thủ công để tự chế đồ chơi. Mùa hè năm nay, cháu lại muốn làm đồ chơi, nhưng cháu còn muốn bỏ ra 800 Yên Nhật để mua một chiếc máy bán hàng đồ chơi tự động, chỉ vì muốn lấy chiếc hộp nhựa nhỏ hình bầu dục trong món đồ chơi đó để sáng tạo món đồ chơi kia của cháu, tôi nghe xong cảm thấy lưỡng lự.
Trước đây tôi vẫn luôn ủng hộ cháu, luôn thấu hiểu và tôn trọng cháu, nhưng gần đây tôi phát hiện ra mình đã phạm sai lầm khi chiều cháu quá mức. Làm một người mẹ, tôi luôn hi vọng con cái vui vẻ, không ưu phiền, hi vọng cháu có một tuổi thơ vui tươi, đầy đủ nhất. Cháu cũng thích nói chuyện với tôi, không có biểu hiện cô độc, hay thái độ chống đối do bị áp lực.
“Trước đây tôi vẫn luôn ủng hộ cháu, luôn thấu hiểu và tôn trọng cháu, nhưng gần đây tôi phát hiện ra mình đã phạm sai lầm khi chiều cháu quá mức”. (Nguồn ảnh: The children)
Tuy nhiên tôi phát hiện ra hai năm nay cháu luôn đưa ra các yêu cầu như muốn mua búp bê kèm theo các loại đồ hàng nấu ăn, tôi cũng cố gắng đáp ứng yêu cầu của cháu, những đồ chơi sản xuất tại Nhật Bản này đều rất đắt, nhưng vì muốn cho cháu một tuổi thơ tốt đẹp, vui vẻ, vô tư, tôi vẫn cố gắng đáp ứng các yêu cầu của cháu. Nhưng dần dần tôi phát hiện ra cháu ngày càng nhanh chán chơi những món đồ chơi cũ, gần đây mua cho cháu một con búp bê thì chỉ mấy ngày là cháu bỏ nó qua một bên không chơi nó nữa.
Tôi bắt đầu suy ngẫm, cách làm này của tôi có phải hơi quá chiều con không? Trẻ con nếu có được thứ mà nó muốn quá dễ dàng thì nó sẽ không biết trân quý, cũng sẽ không biết hàm ơn, nó sẽ cho rằng mọi thứ có được đều là đương nhiên, cũng có nghĩa là đứa trẻ không cảm giác được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Đứa trẻ cần phải chịu khổ và bỏ công sức một cách thích đáng để đạt được điều nó muốn, như vậy sẽ giúp nó hiểu được sự trân quý và biết ơn công sức của cha mẹ, khi trưởng thành nó mới trở thành người hiểu biết, lương thiện và sống có trách nhiệm. Do vậy không thể đáp ứng quá nhiều nhu cầu của trẻ, nếu không sẽ thành nuông chiều trẻ, làm hại trẻ.
“Đứa trẻ cần phải chịu khổ và bỏ công sức một cách thích đáng để đạt được điều nó muốn, như vậy sẽ giúp nó hiểu được sự trân quý và biết ơn công sức của cha mẹ, khi trưởng thành nó mới trở thành người hiểu biết, lương thiện và sống có trách nhiệm”. (Nguồn ảnh:Ada Dalilah)
Điều chỉnh lại cách đáp ứng yêu cầu của trẻ
Cha mẹ không nên nuông chiều nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc mà hoàn toàn không quan tâm gì đến cảm nhận của trẻ. Nghĩ đến đây, tôi quyết định vẫn đáp ứng yêu cầu của con, nhưng không thể không có điều kiện, phải để trẻ bỏ chút công sức thì nó mới biết trân quý. Do vậy tôi suy nghĩ xem có cách nào có thể khiến con vừa thực hiện được nguyện vọng của mình, vừa không tiêu phí quá nhiều tiền, mà vẫn khiến trẻ hiểu được công sức cha mẹ dành cho mình, hiểu được tình yêu của cha mẹ đối với mình. Làm cách nào có thể vừa không làm tổn thương trẻ, lại phải có tác dụng giáo dục để trẻ hiểu được sự vất vả của cha mẹ, biết bày tỏ sự cảm ơn?
Tôi nghĩ đến các cửa hàng ăn ở Nhật Bản, mỗi lần cả nhà ra ngoài ăn, dù là cửa hàng ăn bình thường thì đều có suất ăn trẻ em, trong mỗi suất ăn đều tặng thêm một đồng xu để trẻ tự mình ra máy bán hàng tự động chọn mua một món đồ chơi. Thường mỗi năm vào dịp lễ tết, các gia đình đều đưa trẻ ra ngoài ăn, hay là giải quyết như vậy.
“Cha mẹ không nên nuông chiều nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc mà hoàn toàn không quan tâm gì đến cảm nhận của trẻ… Làm cách nào có thể vừa không làm tổn thương trẻ, lại phải có tác dụng giáo dục để trẻ hiểu được sự vất vả của cha mẹ, biết bày tỏ sự cảm ơn?” (Nguồn ảnh: Life in Japan)
Nghĩ xong, tôi liền đồng ý với con, nhưng cháu nói với tôi rằng muốn có ngay. Tôi nói: “Cửa hàng bán mỳ ở gần đây rất rẻ, mẹ con mình đi ăn liên tục ba ngày sẽ có đủ tiền xu để con mua món đồ chơi đó, con thấy thế nào?” Cháu nghe xong hỏi: “Mẹ ơi, chẳng phải mẹ không thích cửa hàng đó sao? Lần trước mẹ còn nói món ăn ở đó rất khó ăn”. Tôi trả lời cháu: “Vì mẹ hi vọng con có thể mau chóng có đủ số lượng xu để mua đồ chơi, nên mẹ chịu đựng vài lần vậy, miễn con thích là được rồi”.
Đứa trẻ nghe xong vô cùng vui mừng, bộ dạng rất cảm động, tôi lại đưa ra điều kiện là phải đi bộ, không được đi xe. Không ngờ cô bé vốn dĩ không thích đi bộ, suốt ngày kêu ca mệt mỏi, lần này lại đồng ý đi bộ, vui vẻ đáp ứng yêu cầu của tôi.
Sự việc này đã được giải quyết như vậy. Phản ứng của con khiến tôi bắt đầu hiểu ra giáo dục trẻ thực sự không thể đi đến cực đoan, cần phải lý trí. Nếu cha mẹ cứ cho đi thì trẻ sẽ không hiểu sự trân quý và cũng không biết cảm ơn cha mẹ, lần này tôi vẫn bày tỏ thái độ ủng hộ con, nhưng chú ý để trẻ cảm nhận được một cách chân thực công sức của mình, vậy nên tôi đã tự nhiên nghĩ ra biện pháp.
“Phản ứng của con khiến tôi bắt đầu hiểu ra giáo dục trẻ thực sự không thể đi đến cực đoan, cần phải lý trí. Nếu cha mẹ cứ cho đi thì trẻ sẽ không hiểu sự trân quý và cũng không biết cảm ơn cha mẹ” (Nguồn ảnh: Life in Japan)
Cha mẹ không nên chỉ chú trọng cảm nhận một phía của bản thân, hoặc kiên quyết phản đối, hoặc hết mực ủng hộ vô điều kiện. Đứa trẻ sẽ biết trân quý những thứ mà mình không dễ có được, không dễ mua được. Đồng thời người mẹ cũng cần lưu lại cho trẻ ấn tượng về công sức mà mình bỏ ra, để bản thân trẻ cảm nhận được thì trẻ mới cảm động, mới có tác dụng giáo dục. Đây không phải vì để kể công cha mẹ mà để trẻ hiểu được sự biết ơn, lớn lên sẽ trở thành đứa trẻ sống có trách nhiệm. Cho nên tôi đã nói riêng với cháu rằng vì cháu mà tôi chấp nhận ăn một món mỳ mà tôi không thích trong ba ngày liên tiếp. Điều này khiến con rất cảm động, trong tâm hiểu được công sức và sự hi sinh của mẹ. Nếu không bạn cho trẻ bao nhiêu nó cũng không có cảm giác, thậm chí cho rằng đó là lẽ đương nhiên.
Gợi ý từ một câu chuyện giáo dục của Nhật Bản
Còn nhớ trước đây một vị hiểu trưởng già đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện: Nước Nhật sau chiến tranh rất nghèo, người dân đều không có thịt để ăn. Một đứa trẻ chán ngán việc ngày nào cũng phải ăn cơm trộn dưa muối, nên nó một mực đòi mẹ mua bánh rán nhân thịt cho ăn, nó kỳ kèo không dứt, nói rằng ở trường nó đứa trẻ nào cũng từng được ăn rồi, chỉ có mình nó là chưa được ăn. Người mẹ biết rằng bánh rán lúc đó là một thứ đồ ăn xa xỉ, nếu mua về sẽ bị chồng la mắng, nhưng bà ấy vẫn mua về. Bà muốn các con đích thân nhìn thấy bài học giáo huấn này, đồng thời có thể cảm nhận một cách sâu sắc sự chịu đựng và tình yêu của người mẹ dành cho các con.
“Bà muốn các con đích thân nhìn thấy bài học giáo huấn này, đồng thời có thể cảm nhận một cách sâu sắc sự chịu đựng và tình yêu của người mẹ dành cho các con.” (Nguồn ảnh: Life in Japan)
Kết quả là người cha nổi giận lôi đình nhưng người mẹ tự mình hứng chịu tất cả, không hé răng tiết lộ sự thật rằng đây là yêu cầu của con, sau đó còn cười nói với con rằng bánh rán rất ngon. Vì thế, đứa trẻ này đã có ấn tượng rất sâu sắc và biết ơn mẹ mình, nó cũng cảm thấy áy náy không thôi, từ đó suốt cuộc đời đứa trẻ luôn ghi nhớ dáng vẻ âm thầm chịu đựng của người mẹ vì mình, nó không còn sống vô trách nhiệm, cũng biết cách chịu đựng tất cả mà không oán trách người khác. Vì nó đã trực tiếp chứng kiến sự chịu đựng và tình yêu của người mẹ. Sau này đứa trẻ đó trở thành một người chủ doanh nghiệp nổi tiếng ở Nhật Bản.
Tôi cho rằng người mẹ nên yêu thương và giáo dục trẻ một cách lý trí, bất cứ hành động cực đoan nào đều không mang lại hiệu quả tốt.
Trong cuộc đời con người, đối với mỗi cá nhân mà nói. Khi bạn muốn thành tựu điều gì; thì ngoài những tiềm năng sẵn có, năng lực sẵn có, thì một điều quan trọng nhất chính là cần kiên trì và giữ vững niềm tin vào con đường đã chọn mới có thể dẫn bạn đi đến thành công.
“Nếu con người khi không còn tín ngưỡng, mất niềm tin đối với ngay cả vị Thần đã tạo ra họ, thì sinh mệnh ấy sẽ vô cùng nguy hiểm, sẽ đương đầu với sự hủy diệt vĩnh viễn.” (Tác phẩm Thiên thần hộ mệnh; nguồn ảnh: Pinterest)
Ví như một đứa trẻ khi sinh ra nếu không đặt niềm tin vào sự dạy dỗ của cha mẹ thì chắc chắn rằng đứa trẻ ấy sẽ không thể trưởng thành. Đối với một người đang ngồi trên ghế nhà trường nếu không có niềm tin vào sự giáo dục của giáo viên và nhà trường thì rất khó có thể tốt nghiệp ra trường, chứ chưa nói đến việc sẽ có được bằng cấp khá giỏi. Đối với một người lái xe nếu không tin vào tay lái của mình thì sẽ rất dễ gây ra tai nạn; một bệnh nhân nếu không tin vào bác sĩ thì bệnh của họ có chữa trị thế nào cũng rất khó phục hồi; nếu con người khi không còn tín ngưỡng, mất niềm tin đối với ngay cả vị Thần đã tạo ra họ, thì sinh mệnh ấy sẽ vô cùng nguy hiểm, sẽ đương đầu với sự hủy diệt vĩnh viễn.
Chủ đề của bài viết này tôi muốn cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi :”Vì sao họ kiên định đức tin?”. Hy vọng rằng khi bạn kiên trì đọc hết bài viết này, sẽ đem đến cho bạn góc nhìn chính diện và từ đó kiến lập cho mình một tương lai tươi sáng.
Chúng ta biết rằng từ lịch sử quá khứ cho đến hiện tại, đối với mỗi quốc gia dân tộc trên toàn thế giới đều có những người tín ngưỡng tôn giáo. Kể cả là Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hay bất kỳ một tôn giáo chính thống nào cũng vậy, tín người đối với thần của họ là vô cùng quan trọng; nó quyết định tương lai của những người theo tôn giáo ấy, và cũng quyết định sự hưng vong của cả quốc gia dân tộc ấy.
“Chúa Giê-su đã xuất thế truyền giảng giáo nghĩa mới, đã có một lượng lớn người tin theo, điều này đã chọc giận thế lực Do Thái giáo …họ đã phẫn nộ và yêu cầu đóng đinh Chúa Giêsu lên Thập tự giá.” (Hình ảnh Chúa Jesus bị người Do Thái đóng đinh lên cây Thập tự giá; Ảnh: Pinterest)
Quay trở lại lịch sử, chúng ta biết rằng khi Do Thái giáo bước vào thời kỳ mạt pháp, Chúa Giê-su đã xuất thế truyền giảng giáo nghĩa mới, đã có một lượng lớn người tin theo, điều này đã chọc giận thế lực Do Thái giáo đương thời. Và những người đứng đầu Do Thái giáo khi ấy muốn hại chết Chúa Giêsu nên đã yêu cầu Tổng trấn Phi-la-tô phán tội tử hình Ông. Khi Tổng trấn Phi-la- tô không đồng ý thì họ đã phẫn nộ và yêu cầu đóng đinh Chúa Giêsu lên Thập tự giá. “Phúc âm Ma-thêu” của kinh Tân Ước ghi lại rằng: Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!”. Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!” Lời thề này cuối cùng đã ứng nghiệm, trở thành ác mộng mà c không thoát được trong hơn cả nghìn năm.
“Dân tộc Do Thái… phải chịu khổ nạn trong gần 2.000 năm, đây chỉ có thể minh chứng rằng họ đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Giê-su” (Hình ảnh người Do Thái bị ruồng bỏ và lưu vong trong 2000 năm; nguồn Catholic)
Hai nghìn năm, lịch sử di dời, tản mạn khắp nơi của người Do Thái chính là lịch sử bị hắt hủi bài xích ở các nơi trên thế giới. Đế quốc La Mã mãi luôn chèn ép người Do Thái, sau khi đế quốc này sụp đổ cũng không có thuyên giảm. Năm 1290, nước Anh trục xuất người Do Thái; năm 1306 – năm 1394, nước Pháp nhiều lần xua đuổi người Do Thái; năm 1348, Thụy Sĩ bài xích người Do Thái; năm 1349 – năm 1360, Hung-ga-ri bài xích người Do Thái; năm 1391, Tây Ban Nha bức hại, tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn; năm 1421, nước Áo bài xích người Do Thái; năm 1492, toàn bộ 400.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha đã bị tịch thu toàn bộ tài sản, trục xuất ra nước ngoài; năm 1497, Bồ Đào Nha học theo Tây Ban Nha bài xích người Do Thái. Năm 1881, nước Nga bài xích, giết hại người Do Thái; năm 1939 đến năm 1945, phát xít Đức đã giết hại hơn 6 triệu người Do Thái. Giống như phép tắc “mắt đền mắt, răng đền răng” mà Môsê định ra trong kinh Cựu Ước. Con cháu của dân tộc Do Thái, trên tổng thể vốn không có làm chuyện ác gì, nhưng lại phải chịu khổ nạn trong gần 2.000 năm, đây chỉ có thể minh chứng rằng họ đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Giê-su, phải hoàn trả tội lỗi của tổ tiên họ.
“Hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, bị ném vào trường đấu thú và bị mãnh thú xé xác ăn thịt trong tiếng kêu la hò hét của người La Mã…” (Tác phẩm “Lời cầu nguyện cuối cùng của những người tử vì đạo” mô tả cảnh trấn áp giáo đồ Cơ Đốc tàn khốc của đế quốc La Mã; Ảnh: Baptistatemplom.hu)
Lịch sử bi kịch càng có thể lưu lại lời cảnh tỉnh cho nhân loại. Do Thái giáo đã đến thời kỳ mạt Pháp, Thánh giả Giêsu xuất thế truyền chính pháp cứu chuộc cho dân tộc Do Thái, nhưng lại bị chính người đứng đầu của người dân Do Thái hại chết, bức hại Giác Giả truyền Chính Pháp, tội lỗi chính là to lớn như vậy. Mãi đến năm 1948, bộ phận người Do Thái sống tản mác lưu lạc ở các nơi trên thế giới đã trở về vùng đất của tổ tiên để thực hiện lời tiên tri “Israel phục quốc” trong kinh Cựu Ước. Từ đó trở đi, thắng lợi lâu ngày không gặp cuối cùng đã đến, Israel đã thắng trận giống như có kỳ tích vậy, vị Thần mà họ tôn thờ và tín phụng, dường như lần nữa đã bắt đầu quan tâm đến dân tộc đã phải chịu nhiều khổ nạn này – đó là bởi Cứu Thế Chủ Mê-si-a sắp truyền Chính Pháp ở thế gian con người, vậy nên đã cấp cho dân tộc cổ xưa này một cơ duyên cứu độ bình đẳng.
Sau khi Đức Giê-su bị hại, Do Thái giáo tiếp tục lùng bắt các đệ tử truyền giáo của Đức Giê-su. Không bao lâu, đế quốc La Mã cũng bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Cơ Đốc giáo. Sau khi Nero kế nhiệm hoàng đế La Mã lại tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo. Nero vì muốn mở rộng hoàng cung đã phóng lửa thiêu hủy thành La Mã rồi giáng họa cho các tín đồ Cơ Đốc giáo, miêu tả Cơ Đốc giáo thành tà giáo mê tín phản xã hội, kích động dân chúng La Mã tham gia bức hại. Hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, bị ném vào trường đấu thú và bị mãnh thú xé xác ăn thịt trong tiếng kêu la hò hét của người La Mã… Nê-rô còn lệnh cho người ta trói các tín đồ Cơ Đốc với những bó cỏ khô, và xếp thành hàng trong hoa viên làm thành những ngọn đuốc lửa để dạo chơi ban đêm. Dưới trường bức hại điên cuồng, cũng đã gieo phải mầm họa cho Nê-rô và dân chúng La Mã. Năm 65, đế quốc La Mã bùng phát dịch bệnh. Năm 68, người La Mã khởi nghĩa chống lại chính quyền bạo ngược, thành La Mã nổi loạn, Nê-rô đã tự sát trong lúc trốn chạy, khi đó chỉ mới 31 tuổi.
“Cuộc bức hại Cơ Đốc giáo lúc chặt chẽ lúc nới lỏng kéo dài gần 300 năm, ôn dịch bao trùm toàn bộ La Mã” (Dịch bệnh Anthony kéo dài tới 16 năm, làm suy tàn đế chế La Mã từng hùng bá châu Âu; Ảnh: Peru.com)
Những đế vương La Mã lên ngôi sau đó vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo, họ không tin rằng bức hại chính giáo sẽ mang đến ác báo cho quốc gia, nhân dân cũng như bản thân mình, càng không tin những trận ôn dịch đó là cảnh tỉnh của Thiên thượng. Cơ Đốc giáo mãi luôn bị định là phi pháp, có nơi còn bị trưởng quan địa phương bức hại nặng nề thậm chí bị giết hại, cũng có quan viên mắt nhắm mắt mở. Cuộc bức hại Cơ Đốc giáo lúc chặt chẽ lúc nới lỏng kéo dài gần 300 năm, ôn dịch bao trùm toàn bộ La Mã cũng không khiến trường bức hại thuyên giảm đi chút nào.”[1] Lịch sử Cơ Đốc giáo trải qua gần 300 năm bị bức hại đàn áp, nhưng các tín đồ Cơ Đốc giáo thành tín vẫn luôn kiên định đức tin của mình đối với Chúa Giêsu và những giáo nghĩa mà Chúa Giêsu đã truyền dạy. Đó là vì sao?
Bài học lịch sử vẫn còn đó, Thiên thượng mỗi lần giáng họa xuống con người là để cảnh tỉnh con người nhìn ra sai lầm của chính mình từ đó quy chính nhân tâm, tìm về chính đạo, lựa chọn tương lai tốt đẹp cho mình. Vậy mà chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không biết tự cảnh tỉnh, không những dẫm lên vết xe đổ của lịch sử mà còn tà ác hơn, dám cả gan “một tay che cả bầu trời”, lạm dụng quyền lực “hủy hoại thân thể, hủy hoại thanh danh, vắt kiệt tài chính”, chà đạp lên những người dân lương thiện tín ngưỡng vào Chân – Thiện – Nhẫn.
“Nhiều người dân bắt đầu tập luyện và thấy được hiệu quả rõ rệt của Pháp Luân Đại Pháp đối với sức khỏe và tinh thần, do đó chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã được đông đảo quần chúng theo tập và được chính phủ khen tặng” (Một buổi luyện công của các học viên Pháp Luân Công thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc vào năm 1998; nguồn ảnh: Minh Huệ)
Vào năm 1992, khi phong trào khí công đang lên cao, nhiều người dân đã bắt đầu tìm đến các môn khí công để trị bệnh và nâng cao đạo đức. Cũng trong thời gian này môn Pháp Luân Đại Pháp do Đại Sư Lý Hồng Chí sáng lập đã được phổ truyền ra công chúng, lấy nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ làm căn bản, giúp người dân trừ bệnh khỏe thân và nâng cao đạo đức từ đó thăng hoa lên cảnh giới tư tưởng cao hơn. Nhiều người dân bắt đầu tập luyện và thấy được hiệu quả rõ rệt của Pháp Luân Đại Pháp đối với sức khỏe và tinh thần, do đó chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã được đông đảo quần chúng theo tập và được chính phủ khen tặng. Tính đến trước năm 1999 đã có trên 100 triệu người theo tập, trong đó có cả giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, các sĩ quan quân đội và các nhà khoa học theo tập.
“Những học viên Pháp Luân Công khi đó đã bị bắt giam phi pháp vào các nhà tù, trại cưỡng bức, bị tra tấn đến chết, bị cưỡng gian, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống bán kiếm lợi phi pháp.” (Cảnh sát Trung Quốc tra tấn và tiêm thuốc độc vào một phụ nữ 42 tuổi chỉ vì cô là một học viên Pháp Luân Công; nguồn ảnh: Minh Huệ)
Tuy nhiên Tổng bí thư của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã sinh tâm đố kỵ và lo sợ hoang tưởng, cho rằng Pháp Luân Công đang giành giật quần chúng của ông ta, và lo sợ bị mất quyền lực trong tay. Do đó vào ngày 20/7/1999, bất chấp sự phản đối của 6 ủy viên bộ chính trị ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc. Những học viên Pháp Luân Công khi đó đã bị bắt giam phi pháp vào các nhà tù, trại cưỡng bức, bị tra tấn đến chết, bị cưỡng gian, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống bán kiếm lợi phi pháp.
“Bộ máy tà ác của Giang vẫn tiếp tục hoành hành. Hơn hai chục năm đã trôi qua, các đệ tự Đại Pháp kiên trung chưa từng dao động, vẫn một lòng tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp.” (Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, giật điện và đánh bằng roi điện; nguồn ảnh: Minh Huệ)
Giờ đây, hơn 20 năm đã trôi qua, cuộc bức hại vẫn chưa dừng lại. Hàng nghìn quan chức của ĐCSTQ đã chịu báo ứng nhãn tiền: người thì bị sét đánh chết, kẻ thì bị tử hình với tội danh tham ô công quỹ, mua bán tình nhân, lạm dụng quyền lực,..vv. Thậm chí có kẻ tự mình treo cổ chết vì biết rằng đã quá sai lầm không còn đường thoát. Giang Trạch Dân thì bị khởi tố lên tòa án quốc tế với tội “diệt chủng loài người”, đất nước Trung Quốc giờ đây cũng lâm vào cảnh tai ương, động đất, ôn dịch khắp nơi, xác người chất đống; cả trời đất đều phẩn nộ. Vậy mà những kẻ cầm đầu ĐCSTQ còn chưa tỉnh ngộ, quen thói ngông cuồng hống hách “đấu trời, đấu đất, đấu người”. Bộ máy tà ác của Giang vẫn tiếp tục hoành hành. Hơn hai chục năm đã trôi qua, các đệ tự Đại Pháp kiên trung chưa từng dao động, vẫn một lòng tín tâm vào Sư phụ và Đại Pháp.
Khơi dậy thiện tâm của người dân toàn thế giới, bỏ ác theo thiện, quay trở lại con đường tín Thần, từ đó có tương lại tốt đẹp. Đó cũng chính là lý do “Vì sao họ kiên định đức tin” của mình.” (Một buổi luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Đài Bắc; nguồn ảnh: Falu Dafa)
Dẫu bức hại điên cuồng vẫn một lòng kiên tín không đổi, giảng rõ sự thật cho nhân dân toàn thế giới biết về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và lên án tội ác của chính quyền Giang Trạch Dân. Khơi dậy thiện tâm của người dân toàn thế giới, bỏ ác theo thiện, quay trở lại con đường tín Thần, từ đó có tương lại tốt đẹp. Đó cũng chính là lý do “Vì sao họ kiên định đức tin” của mình.
Khai Tâm
Chú thích: [1] Bài viết có tham khảo tư liệu của Chánh Kiến Nét.
(Tác phẩm: Phật Đạo Thần; Nguồn ảnh: Traditional Cultural)
Trung Hoa có lịch sử lâu dài về việc kính Thần. Nhưng qua nhiều triều đại, có những giai đoạn đen tối khi các hoàng đế bức hại Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Hầu hết tất cả những vị hoàng đế này đều lãnh hậu quả nghiêm trọng, đó là bài học cho các thế hệ sau. Ở đây, xin bàn về Hoàng đế Tống Huy Tông.
Phong trào Diệt Phật
Tống Huy Tông Triệu Cát (1082-1135 SCN), tại vị 26 năm (1100-1126 SCN), là vị quân chủ thứ tám triều nhà Tống, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự diệt vong của triều đại Bắc Tống. Ông ta không phân biệt trung gian, không có kế sách trị quốc, toàn bộ tâm tư đều đặt ở chỗ đàn ca, hưởng lạc. Văn chương, hội họa, thư pháp vốn có vị trí quan trọng trong lịch sử, nhưng ông ta không biết kính nể, còn mạt sát Thần Phật. Bởi vậy, quốc gia suy yếu, quan lại tham ô, bách tính lầm than. Tệ hơn, ông ta đã phá hoại và gần như tiêu diệt Phật giáo trong thời gian trị vì.
“Những gì Huy Tông làm là khó nhận biết và cực kỳ ác độc, lấy áp lực bên ngoài, lấy danh lợi mà mê hoặc các nhân sỹ trong Phật giáo, còn làm hỗn tạp Phật giáo và Đạo giáo, từ đó làm biến tướng và hủy diệt Phật giáo.” (Chân dung Tống Huy Tông; nguồn: Wikipedia)
Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo, cũng cho xây mấy đạo quán, nhưng lại xem thường chính sách Phật giáo. Sau mấy năm đăng ngôi hoàng đế, vào năm Tuyên Hòa 1119, Huy Tông lấy danh nghĩa cải cách Phật giáo rồi biến tướng thành bức hại. Cụ thể, ông ta dùng các danh hiệu trong Đạo giáo mà gọi thay cho các danh hiệu trong Phật giáo, như gọi Phật là Đại Giác Kim Tiên, gọi Bồ Tát là Đại sỹ, tăng là Đức sỹ, ni là nữ Đức sỹ… ngoài ra còn bãi bỏ các giới luật như cạo tóc đi tu. Các tăng ni bị bắt phải học kinh sách của Đạo giáo. Ngoài ra, những nhà sư đã tinh thông kinh sách Đạo giáo còn được đãi ngộ như quan viên trong triều.
(Trung Cộng phá hủy Học viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng; nguồn: trithucvn.org)
Không giống như một số hoàng đế như Chu Vũ Đế của triều đại Bắc Chu công khai đàn áp biến tướng và hủy diệt Phật giáo, Phật giáo và phá hủy đền chùa, những gì Huy Tông làm là khó nhận biết và cực kỳ ác độc, lấy áp lực bên ngoài, lấy danh lợi mà mê hoặc các nhân sỹ trong Phật giáo, còn làm hỗn tạp Phật giáo và Đạo giáo, từ đó làm biến tướng và hủy diệt Phật giáo. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi người chân chính tu luyện đều hiểu rằng tu luyện phải chuyên nhất; dù là Phật giáo hay Đạo giáo đều không được trộn lẫn mà tu. Bức bách, mê hoặc người tu luyện Phật giáo hỗn tạp với những điều của Đạo giáo, thực chất chính là phá hoại việc tu hành của họ.
Những nhà sư chân tu đương nhiên không đồng ý. Một nhóm tăng nhân đề xuất biện luận về chiếu cải cách Phật giáo của Tống Huy Tông, kết quả là bảy vị tăng nhân, đứng đầu là Đại sư Nhật Hoa Nghiêm và Minh Giác, đã bị đánh bằng trượng, bị chôn sống đến chết. Đại sư Vĩnh Đạo bị đày đến Đạo Châu (thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay). Một số nhà sư vì sợ hãi mà bề ngoài đã phụng chỉ, công khai tán thành tội loạn pháp của Tống Huy Tông.
Một kết cục bi thảm
Không lâu sau khi Tống Huy Tông ra lệnh diệt Phật, bao nhiêu thảm họa lớn đã xảy ra và triều đại Bắc Tống đã kết thúc thảm hại. Năm 1126, quân Kim ở phía Bắc xâm lược và chiếm được kinh thành Biện Kinh (nay thuộc Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Không chỉ Tống Huy Tông cùng con trai của ông ta là Khâm Tông, mà rất nhiều người trong hoàng thất – tổng cộng hơn vạn người, đa số là nữ – đều bị quân Kim bắt làm nô lệ, có người còn bị ép làm kỹ nữ. Một con trai khác của Tống Huy Tông là Cao Tông đã chạy đến Lâm An (thuộc Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang ngày nay) và thành lập triều đại Nam Tống. Thảm họa này được gọi là loạn Tĩnh Khang.
“Không lâu sau khi Tống Huy Tông ra lệnh diệt Phật, bao nhiêu thảm họa lớn đã xảy ra và triều đại Bắc Tống đã kết thúc thảm hại.” (Nguồn ảnh: NTD Việt Nam)
Sau khi bị bắt, Tống Huy Tông và con trai Khâm Tông bị giam giữ tại thành Ngũ Quốc (nay thuộc huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang), ông ta bị dằn vặt tinh thần, đã viết lại rất nhiều bài thơ thể hiện sự hối hận, ai oán, thê lương. Thế nhưng, sự hối hận đó chỉ là để đổ lỗi cho quan viên trong triều về sự ô nhục này, nói rằng “xã tắc sơn hà đều vì đại thần kém cỏi”, mà không nhận ra bản thân vì tội khinh nhờn Phật Đạo Thần, hãm hại Phật giáo, làm xằng bậy mà đưa đến kết quả này.
Có lần, cha con Tống Huy Tông gặp một ông lão đến từ thành Biện Kinh. Hồi tưởng lại chuyện cũ, ba người họ ôm nhau khóc rống, bị thống lĩnh quân Kim nhìn thấy, ra lệnh cho quân lính quật cho hai cha con mỗi người 50 roi. Đêm đó, Tống Huy Tông cắt quần áo thành dải, làm dây chuẩn bị tự sát. Khâm Tông thấy thế, bèn lao ra đỡ cha từ xà nhà xuống, xong hai cha con lại ôm nhau mà khóc.
Để sống sót qua mùa đông giá buốt ở phương Bắc, hai cha con Tống Huy Tông phải chui vào hầm sâu mấy thước mà sống. Cuối cùng, tóc của ông bị rụng hết, tai điếc, mắt mờ, khóc không ra nước mắt. Chín năm , ông chết ở tuổi 52.
“Lịch sử Trung Quốc có nhiều quan lại và hoàng đế hủ bại, nhưng rất ít người gặp phải số phận bi thảm như Huy Tông. Song không có gì quá ngạc nhiên, vì đàn áp tôn giáo là một trong những tội ác lớn nhất và Huy Tông đã cố ý tiêu diệt Phật giáo ở Trung Quốc.” (Nguồn ảnh: Tân Sinh)
Khi Khâm Tông phát hiện ra thi thể của cha mình, nó đã lạnh cứng như đá. Quân Kim đem thi thể Tống Huy Tông dựng vào hố đá mà thiêu. Được nửa chừng, họ đổ nước vào hố để dập lửa, rồi đưa thi thể cháy dở vào cái hố khác chứa đầy nước. Họ cho rằng nước ngâm xác chết cháy có thể dùng để chế dầu đốt đèn. Quá đau buồn, Khâm Tông cũng định nhảy xuống hố nước để tự kết liễu đời mình. Quân Kim đã ngăn lại, nói rằng người sống nhảy xuống nước thì không dùng làm dầu đốt đèn được.
Lịch sử Trung Quốc có nhiều quan lại và hoàng đế hủ bại, nhưng rất ít người gặp phải số phận bi thảm như Huy Tông. Song không có gì quá ngạc nhiên, vì đàn áp tôn giáo là một trong những tội ác lớn nhất và Huy Tông đã cố ý tiêu diệt Phật giáo ở Trung Quốc.
Cuộc bức hại nhân danh “Hiệp hội Luật sư Trung Quốc”
Đáng tiếc là, cuộc bức hại tín ngưỡng đã đạt đến mức độ chưa từng có sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949. Từ Chiến dịch chống cánh hữu vào năm 1950 nhắm vào giới trí thức, đến Cách mạng Văn hóa xóa bỏ các giá trị truyền thống vào những năm 1960, ĐCSTQ đã không ngừng bức hại công dân của chính nó. Vào tháng 7 năm 1999, nó phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
“Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 100 triệu học viên trên khắp Trung Quốc và từ các quốc gia khác. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hoàn toàn đối lập với bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ.” (Nguồn ảnh: Chanhkien.org)
Kể từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 100 triệu học viên trên khắp Trung Quốc và từ các quốc gia khác. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hoàn toàn đối lập với bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ. Chính vì vậy, 21 năm trước, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công bằng các chiến dịch phỉ báng quy mô lớn cùng với sự tham gia của hệ thống cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án.
Mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công là do Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật, và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), nhưng ĐCSTQ đã huy động toàn xã hội bức hại các học viên vô tội. Chẳng hạn như Hiệp hội Luật sư Trung Quốc, một cơ quan chính phủ, giữ vai trò một hội hàn lâm.
Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Vương Thần đã thay Vương Nhạc Tuyền làm giám đốc Hiệp hội Luật sư Trung Quốc. Vương Thần là ủy viên của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định tối cao của ĐCSTQ. Trong vòng một tháng, Vương Thần đã lên kế hoạch đào tạo chuyên sâu nhằm tăng cường cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Theo một tài liệu bị rò rỉ có tên “Hồ sơ đào tạo Hiệp hội Luật sư Trung Quốc năm 2019 số 17,” chỉ riêng trong năm 2019, cơ quan này đã tổ chức tám khóa đào tạo. Các diễn giả gồm những người từ Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, Bộ Công an, Trường Đảng Trung ương (còn gọi là Học viện Quản trị Quốc gia), các chi nhánh địa phương của Trường Đảng và các cơ sở giáo dục đại học.
“Bằng cách hợp tác chặt chẽ với PLAC và Phòng 610 ở tất cả các cấp, mục tiêu của Hiệp hội Luật sư Trung Quốc là tiêu diệt Pháp Luân Công.” (Tác phẩm: Mổ cướp nội tạng người tu luyện Pháp Luân Công là tội ác; Nguồn ảnh: Minghui.org)
Các học viên là giám đốc và các quan chức chủ chốt từ các chi nhánh của PLAC, các chi nhánh địa phương của Hiệp hội Chống Giáo phái, cũng như hệ thống cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án. Cũng gồm có các quan chức từ hệ thống Phòng 610. Người ta nói rằng ĐCSTQ đã lên kế hoạch leo thang cuộc bức hại Pháp Luân Công vào đầu năm 2020 sau các khóa huấn luyện năm 2019 này. Kế hoạch này đã bị gián đoạn bởi đại dịch virus corona và sau khi tình hình một số nơi ở Trung Quốc được cải thiện, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch xóa sổ trên quy mô lớn, một nỗ lực phối hợp nhằm buộc mọi học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với PLAC và Phòng 610 ở tất cả các cấp, mục tiêu của Hiệp hội Luật sư Trung Quốc là tiêu diệt Pháp Luân Công.
(Cô Lui Zhenfang một người tu luyện Pháp Luân Công đã nộp đơn tố cáo mô tả sự đau đớn mà ĐCSTQ đã tàn phá cơ thể của cô; nguồn: thepochtimes.com)
Sự tham gia của Vương Thần trong cuộc bức hại bắt đầu ngay cả trước khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999. Từ Quang Xuân, thuộc hạ của Giang, sau đó là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền vào thời điểm đó, đã triệu tập một cuộc họp với tổng biên tập của 10 tờ báo hàng đầu ở Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1996. Ông ta thẳng thừng yêu cầu các cơ quan truyền thông này đăng các bài báo chống Pháp Luân Công. Vương Thần khi đó là tổng biên tập của Quang Minh Nhật báo, đã tuân thủ chặt chẽ lệnh này và đăng các bài báo vu khống Pháp Luân Công trên trang nhất. Sự việc này khiến công chúng bị mắc lừa và mở đường cho cuộc bức hại sau này.
Sau khi xem những bài viết trên Quang Minh Nhật báo, một số học viên đã đến tòa soạn để gửi tài liệu giải thích sự thật về Pháp Luân Công nhằm làm sáng tỏ những điểm sai lầm trong bài báo. Vương Thần từ chối gặp họ và lệnh cho thư ký ghi lại thông tin liên lạc của các học viên. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Vương Thần đã cung cấp thông tin cho cảnh sát để trả đũa.
Với tư cách là chủ tịch tờ Quang Minh Nhật báo năm 2002 và Thứ trưởng năm 2008, Vương tiếp tục chỉ thị tờ báo này và các phương tiện truyền thông khác bôi nhọ Pháp Luân Công.
Thủ phạm nhân quyền bị trừng phạt
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) thông báo rằng họ sẽ trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền, trong đó có Vương Thần và 13 phó chủ tịch khác của Ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc (NPCSC).
“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa đã công bố lệnh trừng phạt 17 quan chức Trung Quốc và các quan chức nước ngoài khác vì tội vi phạm nhân quyền.” (Tác phẩm: Phiên tòa công thẩm; nguồn: Chanhkien.org)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông Mike Pompeo tuyên bố rằng các quan chức này không tuân thủ Tuyên bố chung và Luật Cơ bản về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông, khiến người dân Hồng Kông bị tước quyền bầu cử. Ông giải thích, “Việc Bắc Kinh không ngừng tấn công vào các quy trình dân chủ của Hồng Kông đã phá hủy Hội đồng Lập pháp của họ, khiến cơ quan này trở thành bù nhìn, không dám đưa ra phản đối có ý nghĩa nào.”
Ba ngày sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa đã công bố lệnh trừng phạt 17 quan chức Trung Quốc và các quan chức nước ngoài khác vì tội vi phạm nhân quyền. Ông Pompeo cho biết, một trong số đó là Hoàng Nguyên Hùng, cảnh sát trưởng của Phòng Cảnh sát Hạ Môn thuộc Sở Cảnh sát Ngô Thôn, tỉnh Phúc Kiến.
Ông Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng Hoàng bị trừng phạt vì dính líu đến “trắng trợn vi phạm nhân quyền” đối với các học viên Pháp Luân Công.
Cả Hoàng và vợ hiện đều bị từ chối cấp thị thực đến Hoa Kỳ.
Người Hoa có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Giống như những gì đã xảy ra trong lịch sử, một ngày nào đó, những kẻ hãm hại các học viên Pháp Luân Công và những người vô tội khác sẽ phải lãnh hậu quả. Theo thống kê của Minh Huệ, 164 quan chức chính quyền cấp tỉnh và trung ương ở Trung Quốc đã gặp phải hậu quả như vậy. Để xem thông tin chi tiết, vui lòng tải tệp tin trong bản tiếng Hán của bài viết này.