Nguồn tư tưởng của con người đến từ đâu?

0
396

Có lẽ trong chúng ta đã có nhiều người nghĩ đến vấn đề này, cũng có thể đã minh bạch vấn đề này. Tuy vậy cũng có lúc chúng ta còn thấy mơ hồ khó liễu giải. Vậy hôm nay tôi cùng quý bạn chúng ta thử đi tìm câu trả lời này nhé!  Có lẽ nhận thức và quan điểm của mỗi người khác nhau cũng sẽ đưa đến câu trả lời khác nhau; tuy vậy có lẽ thông qua buổi giao lưu này biết đâu chúng ta sẽ tìm ra được câu trả lời thích đáng – đâu là điều then chốt nhất.

Ảnh nguồn: internet

Đầu tiên chúng ta sẽ bàn về nguồn gốc của sinh mệnh – nguồn nguyên lai của con người. Vậy theo bạn con người đến từ đâu? Do vượn tiến hóa mà thành; ồ một câu trả lời nghe có vẻ quen thuộc đấy, nhưng liệu có đúng không? Đây hẳn là điều đang đau đầu các nhà khoa học vì đến nay vẫn chưa tìm được bằng chứng khảo cổ và câu trả lời thích đáng. Nhưng tạm thời chúng ta sẽ không đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé. Chúng ta thử giả thiết rằng con người là vượn tiến hóa thành, vậy thì nguồn tư duy của con người đến từ đâu, là do lũ vượn kia qua quá trình tiến hóa mà thành ư? Ồ câu trả lời của bạn có vẻ lôgic đấy. Nhưng chúng ta thử bàn sâu thêm một chút nhé: tư duy của các nhà khoa học đến từ đâu, những phát minh và phát hiện mới của các nhà khoa học đến từ đâu? Tất nhiên đến đây chúng ta không thể lại nói rằng do người vượn kia đưa đến; bởi vì những gì mà các nhà khoa học phát minh ra đều là những điều con người chưa từng biết (tất nhiên là lũ vượn kia lại càng mù tịt).

Ảnh nguồn: internet

Vậy thì tư duy của các nhà khoa học đến từ đâu – đó chính là điều mà chúng ta gọi là linh cảm, nó đến như thế nào? Chính là khi chúng ta sử dụng đại não để tư duy, sử dụng phương pháp và lý luận logic hiện thời đều không tìm ra được, đến mức căng cả đại não vẫn không tìm ra được. Khi ấy bèn buông lơi không nghĩ đến nó nữa, chính lúc ấy linh cảm đến và vấn đề mới được phát minh. Vậy thì linh cảm kia đến từ đâu? Chính là đến từ không gian vũ trụ, do các sinh mệnh trong không gian vũ trụ truyền đến. Tất nhiên câu trả lời này sẽ không dành cho những người không tin vào tâm linh; lại càng không dành cho những ai tin vào những con vượn kia. Nhưng dù sao câu trả lời ấy ít nhiều đã giải khai được câu hỏi mà khiến các nhà khoa học từ trước đến nay phải đau đầu. Vậy có bạn lại đặt câu hỏi, chẳng phải các nhà khoa học không tin vào sự tồn tại của Thần ư? Làm sao có thể tin vào tâm linh được?. Vậy thì chưa hẳn đâu nhé, có lẽ đó chỉ là cách nghĩ của bạn thôi.

Ảnh nguồn: internet

Theo tôi được biết có nhiều nhà khoa học lỗi lạc đều tin vào sự tồn tại của Thần. Chẳng phải Newton là tín đồ kitô giáo sao, ông dùng phần lớn thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh, “ông tin rằng có một Chúa Trời duy nhất là Đấng tạo hóa siêu việt mà người ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của ngài khi nhìn ngắm vẻ hùng vĩ của mọi tạo vật”.  Einstein chẳng phải cũng tin vào Thần sao?… Vậy có người lại hỏi: “làm cách nào để sở hữu những linh cảm ấy, và vận dụng vào lĩnh vực khoa học của mình?”. Tất nhiên điều ấy không thể được. Vì sao? Con người là do Thần tạo ra và chịu sự khống chế và an bài của Thần. Trí huệ của con người cũng là do Thần căn cứ vào tâm tính và đức hạnh của người đó mà cấp cho họ.

Chúng ta chớ nghĩ rằng hiểu biết của các nhà khoa học là to lớn và vĩ đại, thực ra những tri thức mà họ biết so với các sinh mệnh to lớn trong vũ trụ này thì vô cùng nhỏ bé và đáng thương. Chẳng phải có nhiều quan niệm cho rằng đại não của con người chỉ có 10% là hoạt động thôi sao. Vậy tại sao Thần lại không cấp toàn bộ năng lực và trí huệ cho con người?. Đó là vì trí huệ của con người không được phép ngang hàng với trí huệ của Thần, bởi vì con người sử dụng trí huệ và năng lực của mình để thỏa mãn dục vọng, truy cầu lợi ích thì chính là vũ nhục đối với Thần. Hơn nữa, mọi sự tình phát sinh và phát triển ở nơi xã hội nhân loại này đều do Thần khống chế và an bài.
Ảnh nguồn: internet

Nếu con người muốn có được trí huệ và cảnh giới của Thần thì chỉ có thông qua con đường tu luyện, không ngừng gột rửa thân tâm, trừ bỏ dục vọng thì mới có thể tiến đến cảnh giới của Thần và trở về thiên quốc.

Khai Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây