Chủ Nhật, 24 Tháng Chín 2023

Nguồn gốc của trà (2): Trà cứu Thần Nông

Tác giả: Thạch Phương Hành

Tiếp theo Phần 1

[ChanhKien.org] Lịch sử của trà xuất hiện tại thế gian vượt rất xa lịch sử nền văn minh của nhân loại, nhưng chỉ đến khi con người phát hiện ra giá trị của nó, trà mới dần dần trở nên quen thuộc và được mọi người chú ý đến.

Trong phần Lời mở đầu, chúng tôi đã đề cập đến nguồn gốc của trà vốn là từ thiên giới, để con người thông qua việc thưởng trà mà khắc ghi lời nhắc nhở của thiên thượng (rằng con người vốn từ thiên thượng đến và phải quay trở về), con người cần phải giữ gìn sự thuần chính và trong sạch trong xã hội người thường, giống như trà vậy. Trà sau khi được Thần trồng ở nhân gian cũng phải trải qua một quá trình thích ứng. Môi trường sống xung quanh từ trời, đất, không khí cho đến hệ động thực vật đều khác biệt rất lớn so với thiên giới, cho nên không chỉ sự sinh trưởng của cây trà cần phải thích ứng với tự nhiên mà cả hương vị của trà cũng cần phải thích ứng với con người và sự phát triển của con người. Suy cho cùng, sự xuất hiện của trà ở nhân gian cũng giống như người mà thời gian dài đã ăn ngũ cốc, đột nhiên ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ thì không thể ăn nổi. Vậy nên, thích ứng là việc quan trọng nhất.

Từ những khai quật khảo cổ trên khắp thế giới có thể thấy nền văn minh của nhân loại không chỉ xuất hiện một lần, vậy thì lá trà được con người biết đến và sử dụng cũng không thể chỉ trong nền văn minh lần này. Trong “Trung Quốc Thông Sử”, nhà đại sử học thời Dân quốc Lã Tư Miễn đã xác định rõ nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ núi Côn Luân, Trung Quốc (phía nam và tây nam của núi là dân tộc Miêu, Tạng, phía bắc là dân tộc Hoa Hạ ở Trung Nguyên).

Từ những hình vẽ biểu tượng, câu chuyện và truyền thuyết lưu truyền lại có thể thấy người dân tộc thiểu số ở tây nam Trung Quốc và những người dân tộc cổ người Hoa Hạ đều là hậu duệ của nền văn minh lần trước, do vậy vào thời thượng cổ họ mới có thể sáng tạo ra những thứ văn hóa mà con người hiện đại chúng ta không thể theo kịp, như: Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái v.v …

Những điều này chứng minh rằng trà chắc chắn không chỉ là thứ mà người hiện đại chúng ta cho là gắn với việc tu tâm dưỡng tính, mà còn chứa đựng lời nhắn nhủ của thiên thượng tới chúng ta rằng hãy luôn khắc ghi nguồn gốc của chính mình.

Về công dụng, trà vừa có tác dụng chữa bệnh vừa làm đồ uống. Từ góc độ xã hội học mà nói, trong lịch sử văn minh mấy nghìn năm của Trung Quốc, trà đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao lưu giữa người với người, giữa các bộ lạc với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Văn hóa trà không chỉ giúp gắn kết tình cảm mà còn mở ra cơ hội giao lưu về kinh tế và văn hóa.

Từ góc độ ngoại giao mà nói, trà đóng vai trò là “đại sứ thân thiện”. Trà của Trung Quốc được các quốc gia khác nhập khẩu về, chế biến và sử dụng, cùng với đó là “văn hóa trà” mang đậm bản sắc Trung Quốc cũng lan rộng khắp thế giới và có tầm ảnh hưởng sâu sắc.

Trước tiên cần nói rõ, trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, vậy nên trong quá trình phát triển và truyền bá ra thế giới, trà và văn hóa trà đều mang đậm “hương vị Trung Quốc”. Mà văn hóa truyền thống Trung Hoa vốn chú trọng “Thiên nhân hợp nhất” (sự hòa hợp giữa trời đất và con người), chú trọng việc truyền thừa các giá trị đạo đức. Thế nên khi nghiên cứu, luận bàn về trà và văn hóa trà, chúng ta đương nhiên không thể tách khỏi bối cảnh của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Trước hết chúng ta hãy nói về quá trình trà được phát hiện ở nhân gian:

Trong “Thần Nông bản thảo kinh” – cuốn sách y dược cổ đại của Trung Quốc và cũng là bộ sách về y dược đầu tiên lâu đời nhất thế giới (theo đánh giá của các chuyên gia, cuốn sách này được viết vào thời Chiến Quốc từ năm thứ 5 đến năm 221 trước công nguyên) có ghi: “Thần nông thưởng bách thảo, nhất nhật ngộ thất thập nhị độc, đắc trà nhi giải chi” (Thần Nông nếm thử trăm loại thảo mộc, một ngày gặp 72 loại độc, nhờ có trà mà giải được độc). Tương truyền khi Thần Nông đang nếm thử 100 loại thảo mộc, cây thuốc, khi nếm đến hạt kim lục sắc thì trúng độc, vừa hay ngã ngay dưới gốc cây trà, sương trên lá cây trà rơi vào miệng giúp ông tỉnh lại. Tuy rằng đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết nhưng lại có ghi chép một sự thật rằng lá trà có chức năng giải độc. Sự cố mà Thần Nông gặp phải này, nhìn bề ngoài dường như là điều tất yếu xảy ra trong quá trình ông tìm hiểu các loại cây cỏ. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác, việc lưu lại câu chuyện truyền thuyết này phải chăng để người đời sau chúng ta hiểu rằng khắp nơi trong nhân gian đều tràn đầy các loại cỏ độc (những nhân tố bất hảo hình thành ở nhân gian như: lợi ích, dục vọng, tự tư v.v …), lúc đó cần phải nhờ đến công dụng của trà (chỉ chung là đạt đến cảnh giới thanh khiết, vô tư phù hợp với nguyên tắc tu tâm tính của người tu luyện) mới có thể giải quyết được.

Căn cứ vào tư liệu lịch sử hiện có: Thần Nông Thị (Thần Nông) là thủ lĩnh của các bộ tộc “Tam Miêu”, “Cửu Lê”. Bộ tộc của Thần Nông sống ở khu vực gần Thần Nông Giá hiện nay. Ở đây có rất nhiều khu rừng nguyên sinh, có nhiều loài thảo mộc phong phú để Thần Nông nếm thử các loại cỏ.

Kỳ thực, vào thời thượng cổ do chưa có văn tự ghi chép nên rất nhiều sự việc người ta đều lưu truyền lại theo cách khẩu truyền tâm thụ hoặc là dùng cách thắt nút dây để ghi nhớ. Sau này, theo thời gian con người bắt đầu sáng tạo ra chữ viết và hình thành các quan niệm dựa trên thực tiễn cuộc sống. Con người vô hình chung đã dùng quan niệm lúc đó để đo lường lịch sử trước đây. Vậy nên, thời gian càng dài thì nhận thức và ghi chép của con người về giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết ngày càng xa rời sự thật.

Khi một nền văn minh xuất hiện, ông Trời sẽ phái một vị Thần xuống để dẫn dắt con người, giúp con người nhận thức một số sự vật hoặc phát triển một số phương diện. Chúng ta có thể hiểu được điều này qua những ghi chép của Hiên Viên Hoàng Đế trong cuốn “Sử ký”.

Đầu tiên hãy xem một số câu chuyện truyền thuyết đã rất quen thuộc với chúng ta: “Bàn Cổ khai thiên địa”, “Nữ Oa tạo ra con người”, “Phục Hi sáng tạo bát quái”, “Thần Nông nếm thử trăm loại thảo mộc”, “Hoàng Đế chiến đấu với Si Vưu”, rồi đến những vị vua nhân đức như “Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang” v.v… Khi xem một cách tuần tự những câu chuyện truyền thuyết này, chúng ta sẽ phát hiện đây là quá trình sắp đặt có trình tự của ông Trời. Mỗi một sự kiện trọng đại đều có ý nghĩa giúp làm phong phú kinh nghiệm của con người trong xã hội, hoàn thiện nhận thức của con người.

Bản thân Thần Nông cũng là một vị Thần được Trời an bài xuống nhân gian, dạy dỗ những con người đầu tiên nhận thức được hình thái và công dụng của các loại thực vật (bao gồm cả cây trồng nông nghiệp). Cho dù thế nào, đã đến nhân gian thì phải phù hợp với những biểu hiện ở nhân gian, cho nên, ăn thứ có độc cũng sẽ bị trúng độc. Nhưng suy cho cùng, ông được Trời an bài xuống làm những việc này nên khi chưa đến lúc nên rời đi thì sẽ luôn luôn được cứu.

Từ đó mà trà (thời cổ dùng chữ “荼 – Đồ”) bắt đầu “tung hoành ngang dọc”. Nàng (ở đây dùng cách nhân hóa cho sinh động) vốn được ông Trời phái xuống, đã tồn tại rất lâu ở thế giới này rồi, chỉ là con người chưa nhận thức được công dụng và ý nghĩa sự tồn tại của nàng. Nàng đang chờ đợi, chờ một thời cơ, một cơ hội để chứng tỏ tài năng. Khi Thần Nông nếm thử một loại thực vật bị trúng độc, vừa hay ngã dưới chân nàng, nàng rất hân hoan, vui mừng, cảm thấy ngày xuất đầu lộ diện cuối cùng cũng đã tới rồi, không thể mất đi cơ hội này. Với sự phối hợp hoàn hảo của giọt sương, sức mạnh của nàng hòa tan trong giọt sương, rơi vào miệng Thần Nông. Từng giọt nước giống như dòng suối trong lành giải trừ hết thảy độc tố trong cơ thể Thần Nông, không lâu sau Thần Nông tỉnh lại, cây trà vui mừng đung đưa cành lá. Thần Nông mỉm cười hiểu ý, đôi bên hoàn thành “sự kết nối đánh dấu lịch sử”. Từ đó “trà” xuất hiện trong ý thức tư tưởng của con người, dần dần trở thành một trong bảy thứ quan trọng cuộc sống của người Trung Quốc (củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà).

Nói một cách văn vẻ và sinh động, nhưng chúng ta thử nghĩ xem chẳng phải đúng như vậy sao?

Kỳ thực việc phát hiện ra trà không chỉ do một mình công của Thần Nông, mặc dù vậy người ta đều quy tất cả do công của Thần Nông. Hơn nữa nguồn gốc của trà cũng là do Thần ở cảnh giới khác mang tới nhân gian, sắp đặt ở các khu vực khác nhau, trà được phát hiện ở những thời kỳ khác nhau, phù hợp với thói quen và khẩu vị khác nhau, cũng thích hợp với những nhóm người khác nhau.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/245107

Nguồn: [Chanhkien.org]

Hits: 13

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU