Mỹ vị của văn hóa dân tộc

0
433
(Tác phẩm “Cơn mưa rào”; nguồn ảnh: Quê hương thân yêu)

Đêm mưa ào ạt, tôi ngồi tĩnh lặng trước hiên nhà. Sự yên tĩnh của đêm xuống, tiếng gió xào xạc của lá cây, cùng với một tách trà ấm, lẳng lặng một mình, bỗng dưng gợi lại trong tôi một hồi ức đẹp đẽ của một nền văn hóa xưa cổ. Ngày xưa ấy! Con người chung sống hài hòa với thiên nhiên, vạn vật tươi tốt cũng như đạo đức con người thời ấy, tuổi thơ lớn lên trong vùng đất của sự thanh bình, những con người mộc mạc với trái tim luôn vui vẻ tràn đầy nhiệt huyết.

Lúc tôi còn nhỏ, giống với đứa trẻ khác trong làng, vô tư cười nói, lăn lộn khắp đất, chân tay lấm bùn, cả một ngày mà chẳng thấy mệt. Nhớ lần, cứ một khoảng thời gian, cuối đông đầu xuân trong làng tôi có một gánh hát đến diễn, khi nghe tin ấy trong lòng mọi người luôn háo hức, như được tiếp thêm năng lượng vậy, ai ai cũng hứng khởi thu xếp công việc thật nhanh để buổi tối có thể đi xem gánh hát, đó chính là món quà tinh thần, niềm vui giản dị đối với họ. Gia đình tôi buổi tối hôm ấy cùng với ông bà nội đem cả chiếu, cả gối cả chăn, thêm vài miếng bánh mang theo, nhà nhà ai ai cũng vậy, hầu như mỗi nhà đều như thế. Dòng người đi từng nhóm, từng nhóm, nhà xa thì trải qua hàng dặm đường cùng tiếng cười đùa vang vọng trong đêm tối. Dù phải đi bao xa, họ cũng không chùn bước, bởi vì họ biết rằng, mỗi họ đều được lớn lên và nuôi dưỡng trong chính văn hóa của dân tộc mình, bản thân họ là một thành viên trong ấy. Họ tự hào về điều đó.

“mỗi họ đều được lớn lên và nuôi dưỡng trong chính văn hóa của dân tộc mình, bản thân họ là một thành viên trong ấy.” (Gánh hát rong; nguồn ảnh: Dân Việt)

Mỗi khi gánh hát đến, họ sẽ gặp trưởng thôn để bàn bạc xem có nơi nào rộng rãi nhất trong vùng để mở gánh hát không, thường phải chọn nơi thoáng mát và rộng rãi, lúc ấy bèn chọn một khu đất trống để làm, bởi vì là mùa xuân, thời tiết rất dễ chịu. Nhà nhà ai ai cũng trải những tấm chiếu dưới sân khấu, một gia đình là ngồi quây quần như vậy. Gánh hát bắt đầu khoảng chập tối, âm thanh của tiếng trống bắt đầu vang lên, từng hồi, từng hồi, như đánh thức một điều gì xưa cũ đã bị lãng quên trong tim họ vậy, đan xen tiếng đàn tì bà, hùng hồn vô cùng, có những đứa trẻ nằm say sưa trên tay mẹ, có những thiếu nữ, trai tráng đắm chìm với vở diễn, còn tôi vừa nằm trên tay bà vừa xem, một lát ngủ lúc nào chẳng hay, lúc kết thúc mọi người ra đi trong sự lưu luyến và mong chờ lần diễn sau.

Khoảnh khắc ấy làm tôi nhớ lại, con người chúng ta khi xưa ấy đã từng thân thiện làm sao, ai ai cũng vui vẻ với nhau, bầu không khí vừa náo nhiệt vừa yên ắng, bởi vì gánh hát ngoài trời, càng làm tôi cảm thụ được một sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Cùng với âm nhạc truyền thống của dân tộc mình, những điệu múa đẹp mắt, những nghệ sĩ đa tài cùng với sự cảm thụ sâu sắc của họ trong mỗi vở diễn, đều mang một nội hàm đẹp đẽ, tất cả những điều đó như một bức tranh được vẽ nên bằng tâm hồn vô tư, lương thiện chất phát trong tâm trí họ. Nó đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà mà mỗi khi tôi nhớ về hồi ức chân chính ấy, cứ làm tôi như trở về lịch sử. Bởi vì tôi được lớn lên và tận hưởng giá trị tinh hoa ấy, từ lúc bé đến nay, một ngọn lửa mang tên truyền thống ấy vẫn cháy rực trong lòng tôi, nó thôi thúc tôi phải đi tìm lại giá trị bị mai một trong xã hội ngày nay, những điều sẽ không thể có được trong cuộc sống hiện đại này. Hôm nay ngồi dưới cơn mưa này, những dòng viết tay xen lẫn nước mắt và đến hôm nay tôi đã tìm thấy chúng, giá trị đích thực trong tôi, giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn”.

“Khoảnh khắc ấy làm tôi nhớ lại, con người chúng ta khi xưa ấy đã từng thân thiện làm sao, ai ai cũng vui vẻ với nhau, bầu không khí vừa náo nhiệt vừa yên ắng,”(Tác phẩm “Bên gốc đa” của Triều Art)

Trong chúng ta ngồi đây, ai ai cũng nhớ về những ngày xưa cũ với biết bao ký ức tươi đẹp, từ những quốc gia, những dân tộc, những nền văn hóa cổ xưa trên Trái Đất đều có riêng các giá trị phong phú. Mỗi khi nhớ về quá khứ, chúng ta lại bất chợt mỉm cười một cách hồn nhiên, cùng sự bình yên và tốt đẹp, mặc cho cuộc sống hiện tại khó nhọc âu lo thế nào, điều trân quý đó vẫn không thể nào quên mỗi khi ta nhớ về ký ức một cách sâu sắc nhất, đó là sự chân thành. Văn hóa ứng xử hòa nhã, cung kính bậc trên, khiêm nhường người dưới, hiếu thảo cha mẹ, tròn đầy công việc, thư thái ung dung, tận tâm cho đi tấm lòng thương xót, đó là sự thiện lương.

Chúng ta kiên trì lao động vất vả, say sưa miệt mài, đàn ông kéo trâu cày từng mảnh ruộng, đàn bà may vá bằng từng sợi chỉ, những ngôi nhà được lợp bằng lá, thành thục và tỉ mỉ trong mọi vấn đề cuộc sống, từ nhỏ nhặt cho đến thứ to lớn hơn, nuôi dưỡng một nhân cách thấu hiểu sự chờ đợi, một tâm thái lạc quan và bao dung với cuộc đời dưới một cái nhìn từ tốn, đó là nhẫn nại. Và tất cả các giá trị ấy, trong chúng ta ngày nay, trong sâu thẳm của sinh mệnh, tất cả đều có điều ấy.

“Hãy quay trở về ngôi nhà thật sự của chính bạn”, và ngôi nhà đích thực ấy chính là Chân – Thiện – Nhẫn.” (nguồn ảnh: Epoch Times)

Dù cuộc sống hiện tại hôm nay có biến đổi thế nào đi nữa, mọi điều cốt lõi nhất sẽ không thể nào thay đổi. Bởi vì nó không chỉ hàm chứa riêng giá trị truyền thống phổ quát, mà chính điều ấy “Chân – Thiện – Nhẫn” còn là một kiệt tác vô song dưới bàn tay và trí huệ của Thần. Thế nên, các bậc thánh nhân, các nhà hiền triết và cả người tu hành cũng thường nói như thế này “Hãy quay trở về ngôi nhà thật sự của chính bạn “, và ngôi nhà đích thực ấy chính là Chân – Thiện – Nhẫn. Một nguyên lý vững chắc để tôi có thể đứng vững trước mọi biến đổi trong cuộc đời này.

Thực Minh