Trong đêm thanh vắng, giọng hò càng vang xa trên đồng nước mênh mông “Hò ơ… Miền tây… đồng lúa mênh mông, dòng nước xanh trong, những cánh cò lả lơi cuối sông. Về miền tây…. tình đất phù sa, từng mái tranh xiu, bên hàng dừa hàng cao nghả nghiêng. Người miền tây… chất phát thật thà, cô ba anh bảy, hò ơ… những trưa hè lội đồng bắt cua.”

Trải qua bao đời, đã qua bao nhiêu mùa nước nổi, cho đến ngày nay có một sự thật là chúng ta rất ít được nhìn thấy nước tràn về trên những cánh đồng, nước không còn chở nặng phù sa bồi đắp cho mảnh đất đang ngày càng trở nên khô cằn. Con người vì lòng ham muốn tạo ra ngày càng nhiều những vụ mùa bội thu, hoa màu được trồng quanh năm để tăng thêm chỉ tiêu sản lượng mà vắt kiệt sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, mà quên rằng đất cũng cần được nghỉ ngơi để tái tạo lại nguồn năng lượng. Tiếng thở dài than ôi trong lòng đất có ai hay?! Vốn dĩ khi chúng ta làm việc nhọc sức cũng cần được nghỉ ngơi cho khỏe, còn mảnh đất này đã nuôi dưỡng con người mà lại chẳng được con người đối xử công bằng.
Vì phải làm việc quanh năm, phải hứng chịu bao nhiêu tàn phá từ xoái mòn, sạt lở, bao nhiêu chất hóa học độc hại từ phân bón, thuốc trừ sâu… đã làm mất đi những tinh hoa màu mỡ mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Chúng ta hãy nhìn lại những thiên tai nhân họa đang xảy ra như cháy rừng, dịch bệnh và những cơn lũ lụt bất thường; những người nông dân đã khóc khi nhìn thấy đàn gia súc hay cánh đồng lúa, hoa màu mà mình đã bỏ bao công sức, tiền của vào bỗng chốc đã mất hết, những của cải vật chất khác cũng tiêu tan như một làn khói. Phải chăng con người đã làm điều gì đó khiến thiên nhiên giận dữ? Có người cho rằng thiên nhiên không công bằng khi đối xử với người dân như thế, cũng có người thì hiểu được rằng: tất cả đều có nguyên do.

Thiên nhiên vốn rất hiền hoà, đã ban cho con người cuộc sống với không khí trong lành, ánh bình minh mỗi sớm, đất đai, đồi núi,sông ngòi…. Nhưng vì vô tình hay cố ý mà màu xanh của núi rừng nay chỉ còn lại trơ trọi những gốc bị chặt phá, những cây cổ thụ bén rễ vào lòng đất bao năm nay cũng chẳng còn. Chỉ vì lợi ít của bản thân mà quên rằng mẹ thiên nhiên đang chảy những giọt nước mắt lặng thầm! Có rất nhiều lời kêu gọi “Bảo vệ môi trường”, cần lắm một màu xanh hy vọng ! Cổ nhân có câu “Người thuận theo Đất; Đất thuận theo Trời; Trời thuận theo Đạo; Đạo thuận theo Tự nhiên” vạn vật vì thế mà sinh sôi nảy nở. Con người với bản tính thiện lương thật thà mà chăm chỉ, vun trồng cho mảnh đất của mình thêm màu mỡ. Nhưng cũng bởi lòng tham muốn có cuộc sống xa hoa, vật chất đủ đầy mà người ta không ngại làm những việc sai trái với lương tâm, đi ngược lại với Đạo lý làm người. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có người còn xem như một trào lưu để sống. Đây có phải là một vấn đề lớn để cho ta nhìn lại bản chất, lòng người mà thay đổi thái độ đối với cuộc sống.
Con người và vạn vật là do Thần tạo ra, Thần cũng đã ban cho tất cả một môi trường sống an hoà, đầy đủ vậy nên chúng ta cần trân quý bản thân mình, quan tâm trân quý nhiều hơn nữa đến người thân gia đình và vạn vật. Tất cả cùng tồn tại và tương hỗ cho nhau là có nguyên nhân xâu xa theo lý được và mất mà ta hay gọi là nhân quả. Chúng ta gieo nhân gì thì sẽ gặt quả ấy, nếu chúng ta chỉ biết tận hưởng và tàn phá thiên nhiên thì đến lúc nào đó phải nhận lấy sự phản kháng từ thiên nhiên.

Mùa nước nổi quê tôi năm nay sắp trở về, tôi mong ước lại nhìn thấy những cánh đồng khô cằn được tắm mát trong dòng nước hiền hoà chở nặng phù sa. Niềm vui, tình yêu thương của chúng ta đối với thiên nhiên và mọi người cũng sẽ được lan tỏa khắp nơi như dòng nước mát để góp phần hàn gắn, chữa lành những nỗi đau, mất mát và cảm nhận được những nụ cười hạnh phúc bình yên. Cuộc đời này là vô thường, sinh-lão- bệnh- tử chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao? nếu ta sớm quay trở về với bản tính thiện lương, với giá trị nguồn cội của con người đó là Chân-Thiện- Nhẫn cho dù có trải qua những năm tháng gian nan thì bản tính này vẫn không thay đổi. Giữ được sự thiện lương của mình đối với muôn loài chính là trách nhiệm, tình thương và là niềm hạnh phúc lớn nhất và cao quý của một đời người.
[Tiểu Thư]