Mạn đàm về đạo nghĩa vợ chồng

0
360

Vợ chồng là duyên là nợ được ông tơ bà nguyệt kết tóc se tơ, vợ chồng có thể kết duyên chỉ một đời hay cũng có thể nhiều đời nối tiếp nhau; điều này còn tùy vào thệ ước và nợ nghiệp của cặp đôi uyên ương được trời xanh an bài từ đời này sang đời khác và mãi cho đến khi hết nợ hết duyên.

Vợ chồng phải “Tương kính như tân”- đối xử với nhau tôn trọng như đối với khách (Nguồn ảnh: Internet)

Đã là vợ chồng thì phải sống sao cho phải đạo, vợ chồng phải “Tương kính như tân”-  đối xử với nhau tôn trọng như đối với khách, yêu thương, quan tâm nhau, chồng nói vợ nghe, vợ nói chồng nghe.

Ví như câu chuyện của người xưa về đạo nghĩa vợ chồng “Tương kính như tân” rất đáng để ta học hỏi, suy ngẫm:

‘Vào thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên), vua nước Tấn cử một sứ thần sang thăm nước Lỗ. Một hôm trời nắng, trên đường trở về nước Tấn, sứ thần đi ngang qua nước Kế. Ông nhìn thấy một nông phu đang làm cỏ ngoài đồng và một phụ nữ trẻ, có lẽ là vợ của anh ta, cô đang mang bữa trưa ra cho chồng.Người phụ nữ trẻ bưng bữa trưa bằng cả hai tay cho chồng một cách rất tôn kính. Và người chồng cũng như vậy, kính cẩn nhận lấy bữa trưa của mình. Trong lúc người nông phu dùng bữa, vợ anh đứng một bên chờ đợi một cách lễ độ. Vị sứ thần vô cùng ấn tượng trước những gì ông đã thấy và nghĩ rằng: “Họ đối xử với nhau thật là tôn trọng như vậy!” Ông tiến đến nói chuyện với cặp vợ chồng, sau đó mời họ cùng đi về nước Tấn. Khi về đến nước nhà, vị sứ thần ngay lập tức vào yết kiến vua nước Tấn và kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện về cặp vợ chồng. Ông tâu với nhà vua rằng: “Tôn kính là một biểu hiện của đức hạnh. Ai biết kính lễ, ắt là người có đạo đức! Chúng ta cần giáo dục người dân về đức tính tốt này.” Sau đó, ông tiến cử người nông phu cho nhà vua. Theo lời khuyên của ông, nhà vua phong người nông phu một chức vụ quan trọng của nước Tấn’ (Trích Tả Truyện – Trung Quốc)

Vợ chồng ngày xưa kết duyên với nhau qua quá trình tìm hiểu, yêu nhau chân thành, cũng có thể từ mai mối, rồi tiến đến hôn nhân nhưng họ luôn yêu thương, sống hạnh phúc bên nhau (Nguồn ảnh: Internet)

Người xưa, rất coi trọng đạo nghĩa vợ chồng, cho dù cuộc sống nghèo khó, họ vẫn yêu thương, chăm sóc nhau, chỉ cần một túp liều tranh, hai quả tim vàng là có thể sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Ví như câu nói “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn” hay “Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” miêu tả về tình nghĩa vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau là vậy.

Vợ chồng ngày xưa kết duyên với nhau qua quá trình tìm hiểu, yêu nhau chân thành, cũng có thể từ mai mối, rồi tiến đến hôn nhân nhưng họ luôn yêu thương, sống hạnh phúc bên nhau…. Tuy nhiên, vợ chồng ngày nay, ngoài việc đến với nhau bằng tình yêu thật lòng, thì đâu đó vẫn có những người kết hợp với nhau chỉ vì mục đích đem lại lợi ích kinh tế, tiền bạc cho cả hai bên và vì thế nhiều cặp vợ chồng ngày nay có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.

Ngày xưa, khi thấy người chồng hoặc vợ ngoại tình thì người ta sẽ nguyên rủa, bêu xấu kể cả bắt vào lồng heo thả trôi sông những cặp đôi ngoại tình. Nhưng xã hội ngày nay, có một số người thấy người nào đó có nhiều người yêu, thay tình nhân như thay áo hay có vợ hai, vợ ba,.. thì họ xem như chuyện thường tình và đôi khi còn so sánh sao mình không có được phúc phận như thế.

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại sao có một số người trong xã hội ngày nay lại trở nên như thế, giá trị thiện lương sao bị đánh mất, sao họ không xem trọng đạo nghĩa vợ chồng, ai đã làm họ thay đổi?

Khi con người có đức tin vào Thần Phật thì Thần Phật sẽ luôn chở che bảo hộ gia đình mình được bình an, hạnh phúc (Nguồn ảnh: en.minghui.org)

Đứng trên góc nhìn của người ngộ đạo, tôi nghĩ rằng điều này xảy ra cũng bởi con người sống trong xã hội ngày nay, theo thời gian bị tạp nhiễm bởi văn hóa biến dị từ phim ảnh, sách báo đồi trụy,… làm kích thích mạnh mẽ dục vọng ham muốn của bản thân … và cũng bởi nhiều người bị ép nhập thuyết vô Thần, không tin vào ‘thiện ác hữu báo’ nên tâm tính con người dần thay đổi và đã làm những việc trái với đạo.

Tôi tin rằng khi con người quay về con đường truyền thống mà Thần an bài, đạo đức con người ngày càng nâng cao và có đức tin vào Thần Phật thì Thần Phật sẽ luôn chở che bảo hộ gia đình mình được bình an, hạnh phúc.

Liên Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây