Chủ Nhật, 24 Tháng Chín 2023

Lấy tâm khoan dung mình mà khoan dung người khác

Một người khi phạm phải sai lầm hay bị người khác vạch ra chỗ thiếu sót thì nên cực lực phản biện hay bình thản nói lời thừa nhận? Một người khi bị người khác hiểu sai nên là nở nụ cười mà bỏ qua, hay là giận dữ chỉ trích lại? Khi đối mặt với sai lầm của người khác nên lựa chọn khoan dung hay phê bình, thậm chí là châm chọc, chế giễu? Cách hành xử như thế nào sẽ thể hiện ra phẩm chất đạo đức và mức độ tu dưỡng của người ấy.

khoan dung, khí tiết, Thanh đạm để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức

Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công” viết: Khi Vệ Linh Công hướng đến Khổng Tử hỏi về cách dùng binh đánh giặc, Khổng Tử đáp: “Những sự tình về lễ nghi hiến tế thì tôi còn nghe nói qua chứ chuyện dụng binh đánh giặc thì tôi chưa từng học qua”. Bởi vì đạo bất đồng nên ngày hôm sau Khổng Tử rời khỏi nước Vệ để đến nước Trần.

Ít ai biết rằng Khổng Tử vốn rất giỏi dụng binh, cai trị đất nước. Khổng Tử làm tướng nước Lỗ, đánh Lai Di mà Tề hầu sợ hãi, dẹp người Phí mà Phí phải thua chạy. Như vậy không phải là ông không thể làm võ tướng, mà là vì mục đích chân chính của ông là truyền đạo, thi hành đạo của mình.

Trên đường đi đến nước Trần, người học trò của Khổng Tử là Nhan Uyên hỏi ông về cách thống trị đất nước. Khổng Tử đáp rằng: “Trách cứ mình nhiều hơn, trách cứ người khác ít đi”. Lời nói của Khổng Tử cũng chính là mang ý nghĩa khuyên bảo người đời phải yêu cầu nghiêm khắc với chính mình nhưng đối với người khác phải dùng khoan dung để đối đãi.

Đại thần nhà Tống, Phạm Thuần Nhân mỗi lần răn dạy con đều nói: “Người dốt nhất cũng có thể sáng suốt khi trách cứ người khác, thế nhưng một người vô cùng thông minh thì khi khoan thứ chính mình cũng có thể hồ đồ. Nếu một người có thể dùng tâm trách cứ người đến trách cứ mình, dùng tâm tha thứ mình đến tha thứ người khác thì không sợ không đạt được địa vị của thánh hiền”. Đạo lý này của Phạm Thuần Nhân cũng giống với đạo lý “trách mình, khoan thứ người” của Khổng Tử.

Phạm Thuần Nhân nói những lời như vậy và ông cũng đã sống cuộc đời như vậy. Cả đời ông đều chú trọng tu tâm dưỡng tính. Đối với việc ăn uống, ông không bao giờ kén chọn, đối với người khác cũng không bao giờ trách móc nặng nề. Khi từ quan nha trở về nhà, Phạm Thuần Nhân lập tức thay quần áo vải thô, điều này đã trở thành thói quen hàng ngày của ông.

Một vị tể tướng khác cũng có lòng dạ rộng lớn, khoan hồng độ lượng với người ngoài như vậy là Hàn Kỳ thời Bắc Tống. Những giai thoại về lòng khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ được ghi lại rất nhiều trong sử sách.

Lúc Hàn Kỳ còn canh giữ ở Tương Châu. Một lần, ông vì đi cúng tế miếu Khổng Tử mà nghỉ lại ở ngoài. Không ngờ, ông gặp phải một tên cướp muốn lấy mạng ông để giao cho ngoại tộc lĩnh tiền. Hàn Kỳ không những bình tĩnh lấy tiền trên bàn đưa cho tên cướp mà còn giữ vẻ mặt không chút sợ hãi. Tên cướp chứng kiến cảnh ấy liền nói: “Tôi nghe nói khí lượng của ngài rất lớn, cho nên nay đến thử xem sao. Thứ ở trên bàn là ngài tặng tôi, hy vọng ngài không đem chuyện này tiết lộ ra ngoài”.

Kết quả là Hàn Kỳ thực sự giữ lời hứa, không kể sự tình đó cho một người nào khác. Về sau, tên cướp này vì phạm tội khác mà bị phán tử hình. Trước khi bị xử tội, tên cướp đã kể ra câu chuyện này và nói với mọi người: “Ta sợ rằng sau khi ta chết đi, đức hạnh của Hàn Kỳ không được người đời biết đến”.

Khi Hàn Kỳ dẫn quân đến đóng quân ở Định Châu, có một lần ông ngồi viết thơ vào buổi tối nên đã gọi một binh sĩ cầm nến đứng bên cạnh để chiếu sáng. Binh sĩ này mải nhìn đi chỗ khác nên sơ suất làm cây nến bị nghiêng và cháy vào tóc của Hàn Kỳ, Hàn Kỳ lấy tay áo dập lửa rồi lại tiếp tục viết thơ.

Một lát sau, ông quay lại nhìn thì phát hiện ra người cầm nến bên cạnh đã được đổi thành người khác. Vì sợ viên quan chủ quản sẽ trách phạt binh sĩ kia nên ông vội vàng gọi viên chủ quản đến và bảo: “Không cần đổi người, anh ta hiện tại đã biết cách cầm nến rồi”. Từ đó về sau, quan binh trong quân đội ai nấy đều bội phục tấm lòng khoan dung độ lượng của Hàn Kỳ.

Lữ Mông Chính, đại thần thời Bắc Tống cũng là một người như vậy. Ông cũng là người không tính toán, so đo đến lỗi của người khác. Lúc ông vừa làm chức Tể tướng, có một quan viên ở trên triều đã rất xem thường ông, thậm chí còn ở trong bức mành mà chỉ vào mặt ông, nói: “Loại người như vậy cũng làm Tể tướng sao?”

Dù vậy, Lữ Mông Chính vẫn giả vờ như không nghe thấy gì mà bước qua. Nhưng những người bên cạnh ông lại rất tức giận. Họ khuyên ông phải tìm cho ra danh tính của người đã nói câu ấy, nhưng Lữ Mông Chính đã ngăn lại. Đến tận lúc tan triều, họ vẫn bất bình thay ông.

Lúc này, Lữ Mông Chính nói: “Biết để làm gì đâu! Một khi đã biết danh tính của người này thì sẽ không dễ dàng quên đi được, không biết chẳng phải là tốt hơn sao?” Mọi người nghe xong ai cũng bội phục tấm lòng độ lượng và thái độ bình thản của ông.

Những người đạo đức cao thượng thời xưa khi bị người khác hiểu lầm hay nhục mạ đều chọn cách khoan dung đối đãi lại như thế. Họ đều lấy tâm trách người mà trách mình, lấy tâm tha thứ mình mà tha thứ người. Khi nhìn thấy lỗi lầm của người khác, họ không chỉ tha thứ cho đối phương, mà còn lấy đó để cảnh giới mình, nghiêm khắc yêu cầu bản thân không phạm phải lỗi lầm ấy. Đó vừa là cách sống được người đời kính trọng, vừa là cách tu dưỡng bản thân, cũng là bài học đối nhân xử thế khoan dung cho người đời sau noi theo.

An Hòa
Nguồn: trithucvn.org

Hits: 19

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU