
Hỏi: Khi nào Phật độ con?
Đáp: Khi nào con xứng đáng.
Hỏi: Con phải như thế nào, mới gọi là xứng đáng ?
Đáp: Khi con có tấm lòng lương thiện.
Có lòng mong cầu giải thoát.
Và có lòng thành kính chân thật đối với Thần Phật, đối với Phật Pháp.
Hỏi: Con thường hay làm từ thiện, bố thí tài vật, đối với những hoàn cảnh khó khăn thường hay giúp đỡ, con có lòng hướng thiện. Con thực sự mong cầu giải thoát khỏi cuộc sống luân hồi của kiếp người. Con thường thắp hương bái Phật, thường hay tụng đọc kinh sách Phật Pháp. Đối với Thần Phật, đối với Phật Pháp con thực có lòng kính trọng. Sao con chưa được độ?
Đáp: Con thường hay làm từ thiện bố thí tài vật, đối với những hoàn cảnh khó khăn thường hay giúp đỡ, điều này đối với con người mà nói là việc tốt. Nhưng xuất phát điểm khiến con làm những điều đó, là vì con nghe nói về nhân quả báo ứng, làm điều tốt sẽ được báo đáp, vậy nên con làm để cầu phúc báo, cầu được hồi đáp sau này lúc sa cơ lỡ vận, chứ không phải xuất phát từ lòng thiện chân thật cảm thương đối với những mảnh đời khổ hạnh. Con làm thiện nhưng mang theo ý đồ; vậy không phải lòng thiện chân thật.
Con có lòng mong cầu giải thoát? Không phải vậy, con vì nhân quả xấu của nhiều kiếp trước đã gieo, kiếp này phải chịu nhận nhiều khổ nạn đến trong cuộc đời. Con nghe nói cầu tu Phật để giải thoát, con cũng nói đến tu, thực ra là con muốn trốn cái khổ đời người, muốn trốn cái nghiệp nợ kiếp trước, con muốn sung sướng hơn trong kiếp người chứ không phải thực lòng cầu Phật giải thoát!
Con thường tụng đọc kinh sách, thắp hương bái Phật, có lòng kính trọng ? Thứ con tụng đọc không phải là nguyên gốc lời của Phật. Khi Phật tại thế đã không để lại kinh sách nào hết. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thế, Chúa Giêsu cũng thế. Con người qua trí nhớ của mình, sau nhiều năm sau mới tự tổng kết lại, gọi nó là “kinh sách”, có “kinh sách” rồi còn phải qua nhiều khâu dịch ngữ trung gian; đến tay con đọc hôm nay, một là nó không phải nguyên gốc lời Phật: giả sử Phật có để lại kinh sách thật, thì với quá trình tam sao vạn bản như vậy, cuối cùng thứ con đọc không có ai dám chắc được đó là lời của Phật, của Chúa; thêm vào đó, rất nhiều người trong tôn giáo tự ý giải thích lời của Thánh nhân, hoặc dùng lời của mình, rồi nói rằng đó là lời của Phật, của Chúa. Có thể nói rằng thứ con đang đọc không phải lời của Phật; mà muốn giải thoát, con chỉ có thể chiểu theo lời nguyên gốc của Giác Giả, y như vậy thực hành theo. Tóm lại thứ con đọc không phải là Phật Pháp.
Con đến thắp hương bái Phật, ấy là con muốn cầu Phật tiêu tai giải nạn, là mang ý đồ riêng đối với Thần Phật, đó không phải lòng thành kính chân thật. Hơn nữa Thần Phật chỉ dạy con người tu tâm bỏ chấp trước, con người thực hành theo dần dần đạt đến giác ngộ, Thần Phật không hề vì ban phúc giáng họa hay tiêu tai giải nạn cho con người mà tồn tại.
Như vậy con xem, con đã có chỗ nào xứng đáng để Phật độ?!
Hỏi: Làm thế nào con trở nên thiện lương chân thật? Làm thế nào con trừ bỏ đi ý đồ riêng và chỉ còn lòng thành kính chân thật đối với Thần Phật? Làm thế nào con tìm được Phật Pháp chân chính?
Đáp: Khi nào con không dối lòng, con sẽ trở nên chân thật. Dối lòng hay không tự con đối diện với lòng mình, tự vấn lòng mình rồi sẽ biết, có ý đồ riêng hay không con tự vấn lòng mình rồi cũng biết. Đây không phải là vấn đề con dùng trí khôn ranh lọc lõi của con người để đi tìm đáp án của Thần Phật mà có thể tìm ra, đây là vấn đề con chọn lựa Thiện hay ác, thành thật với lòng hay bất chân với chính mình và Thần Phật, có kính trọng hay không? Nó đều là vấn đề chọn lựa. Tuy nhiên thời loạn này thiện hay ác quả thực con người cũng khó mà phân biệt được nữa rồi. Nhưng có một thứ sẽ không lừa dối con, ấy là lương tâm, bản tính – thứ mà Thần Phật trân quý; vậy con hỏi lương tâm thì biết rõ.
Làm thế nào con tìm được Phật Pháp chân chính? Con cần tìm cầu tu luyện giải thoát thực sự chứ không phải vì để trốn nợ khổ con người mà cầu Pháp; và lòng mong cầu ấy đủ lớn khiến trời cảm động; thánh nhân dạy ”trên đầu ba thước có Thần linh”, con cứ chân thành tìm cầu cứ làm người tốt vô điều kiện, đừng sợ trời xanh không biết.

Hỏi: Xin chỉ điểm cho con làm thế nào nhận ra Phật Pháp chân chính!
Đáp: Có mấy câu rằng:
Phật Pháp thì vô cùng trân quý; luật trời thì có được có mất; nếu con có được một thứ quá dễ dàng mà không phải vượt qua khó khăn nào, vậy đó không phải Phật Pháp. Lão Tử dạy rằng:..”hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo” – tạm dịch: kẻ tối tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa; vậy nên có thể hiểu rằng: Phật Pháp chân chính đó, có một đặc điểm là bị nhiều người tự cho mình là khôn ranh ở đời cười chê, cười phá lên. Kế đến, con cần biết một dấu hiệu nữa rằng: Khi mà Phật Pháp chân chính đang truyền ở thế gian, thì cũng có một điều đối lập tương ứng đang truyền, đó là theo đạo lý tương sinh tương khắc, người xưa nói rằng: Khi Phật truyền Pháp thì song song đó là ma cũng truyền, truyền thứ phá hoại, ngăn trở con người đến với Phật Pháp, con người cần tự phân biệt, phân biệt ra sao là có kẻ đại trí gợi mở, chỉ khi đứng giữa ngã ba đường, giữa ngói vàng lẫn lộn như vậy mà con người có thể phân biệt và chọn lựa, ấy mới thật là đáng quý, là xứng đáng nhất. Vậy là có một dấu hiệu: Phật Pháp chân chính bị ma kia dùng đủ lý do để nói xấu và phá hoại. Đây đang thời mạt Pháp, khi Phật Pháp chân chính xuất hiện, sẽ có Thánh hoa Ưu Đàm Bà La 3000 năm một lần nở dựa vào uy đức của Giác Giả mà khai nở, khi ấy chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương đang ở cõi người!
Về điều này, Thánh nhân Lưu Bá Ôn để lại một giai thoại tiên tri rằng:
Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng Tăng cũng chẳng tướng Đạo
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng
Chân Phật không ở trong tự viện
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”
“Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” là ý chỉ Di Lặc Phật sẽ triển hiện tại thế gian trong hình tướng con người thời đó (thời Ngài hạ thế). Ngài không cạo tóc làm tăng, cũng không cầm cây phất trần như một đạo sĩ. Thật khó cho những ai truy cầu danh lợi, hay dùng tình cảm và lòng sùng kính tôn giáo để có thể nhận ra Ngài. Nếu vậy thì, những lời giáo huấn của Ngài có lẽ sẽ bị con người thời đó coi nhẹ hoặc thậm chí phá hoại, phỉ báng, từ đó khiến nhiều người bỏ lỡ Phật duyên.
Gần xa ở trước mắt, cuối cùng có thể nhận ra Phật Pháp chân chính, có được Phật Pháp chân chính hay không đều phải xem tạo hóa của con rồi!
(Pháp đồ)
Các bài viết liên quan:
[related_posts_by_tax title=""]VIDEO GỢI Ý
[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]Hits: 130