Sự tuần hoàn của vạn vật trên thế giới này đều là có quy luật. Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều sự việc vốn như thế nào thì sẽ là như thế ấy, không bị ràng buộc và thay đổi theo mục đích của con người. Giống như hoa sẽ không bởi vì con người thích mà luôn luôn nở, ánh trăng cũng không bởi vì con người bất mãn mà luôn vắng bóng. Bởi vậy cổ ngữ có câu: “Tùy duyên nhi hỷ, tùy ngộ nhi an”, tùy duyên mà vui, tùy ngộ mà an.
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Vạn vật đều có quy luật của riêng nó, con người sống đừng nên quá truy cầu cảnh vật bên ngoài mà phải chú trọng đến nội tâm bên trong của bản thân mình. Một người nếu có thể tùy duyên mà đối đãi với hết thảy thì mọi cảnh vật bên ngoài đều trở nên tuyệt hảo. Tùy duyên là cách nhanh nhất giúp chúng ta thoát khỏi phiền não. Nhân sinh bởi vì quá để ý cho nên thống khổ, bởi vì hoài nghi cho nên bị thương tổn, bởi vì xem nhẹ cho nên khoái hoạt, bởi vì xem nhạt cho nên hạnh phúc.
Tận sức tuân theo thiên mệnh, đối với những sự tình không thể khống chế được thì nên để tùy duyên, đây là thái độ của trí giả. Tùy duyên không phải tùy tiện, tùy ý, không phải đối với sự tình nào cũng cúi đầu chịu đựng. Tùy duyên cũng không phải buông tha mà chính là thái độ thản nhiên sau những cố gắng trong khả năng của mình. Tùy duyên cũng không phải thái độ tiêu cực mà là sự thông suốt sau khi đã trải nghiệm và vượt qua.
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, không biết mệnh thì không có cách nào làm người quân tử, hay cũng nói: “Úy thiên mệnh”, người quân tử kính sợ thiên mệnh. Người biết mệnh hiểu rõ điều gì có thể có được, điều gì không thể. Khổng Tử còn nói rằng giàu sang phú quý không phải là thứ cầu mà có thể có được, cho nên ông không cầu phú quý.
Đại thần nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên cũng nói: “Đời người có những việc có thể làm và có những việc không thể làm. Đối với những việc có thể làm, hãy tận sức mà làm. Đây gọi là ‘tẫn tính’. Đối với những việc không thể làm thì hãy tận tâm thuận theo. Đây gọi là ‘biết mệnh’.” Câu nói này cũng mang ý tứ là “biết mệnh” và “tùy duyên”.
“Tẫn tính” chính là chỉ việc một người cần tận tâm tận sức làm tốt việc mình có thể làm, thấy việc nhân đức thì không bỏ qua, không lười biếng, càng không thể từ chối trách nhiệm của bản thân.
“Biết mệnh” còn bao hàm ý nghĩa là biết buông bỏ. Chính là đối với những thứ dù có cố gắng đến mấy cũng không đạt được thì cần phải có cái nhìn thông thoáng hơn, xem nhẹ hơn. Mỗi người đừng nên mù quáng chấp nhất vào “được mất” mà tạo ra cho bản thân sự thống khổ và thù hận.
Hiểu được đạo lý này thì làm người làm việc đều không quá truy cầu sự hoàn mỹ, đều thuận theo tự nhiên. Cũng bởi vì “tùy duyên” nên có thể thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không bị những chấp nhất vào tham vọng được mất mà có thể sống yên vui.
Có một câu chuyện kể về “tùy duyên” như sau:
Một vị thiền sư dẫn hai đệ tử đi xuống núi. Trên đường đi, thiền sư chỉ tay vào một cái cây khô trong rừng và hỏi: “Các con nói xem, cái cây này khô héo mới tốt hay là xanh tươi mới tốt?”
Một vị đệ tử không nghĩ ngợi gì, lập tức trả lời: “Đương nhiên là xanh tươi mới tốt ạ.”
Thiền sư lắc đầu, nói: “Hết thảy phồn thịnh cuối cùng rồi cũng biến mất.”
Vị đệ tử thứ hai lại nói: “Vậy thì khô héo mới là tốt?”
Không ngờ, thiền sư Duy Nghiễm nghe xong vẫn lắc đầu. Ông nói: “Khô héo thì cuối cùng cũng trở thành quá khứ.”
Vừa hay lúc này có một vị tiểu hòa thượng đi qua nơi ba thầy trò họ đang đứng. Thiền sư liền đem câu hỏi ấy để khảo nghiệm vị tiểu hòa thượng này.
Tiểu hòa thượng liền trả lời: “Khô héo thì để nó khô héo, mà tươi tốt thì nên để nó tươi tốt.”
Thiền sư khen ngợi: “Tiểu hòa thượng nói đúng lắm. Bất kể sự tình gì trên thế giới này đều nên là để cho nó tự nhiên, đừng chấp nhất, cố chấp. Đây mới là thái độ của tu hành.”
Quả thực là như vậy, con người sống nên là “vui khổ tùy duyên, được mất tùy duyên” mới có thể ung dung tự tại. Trong cuộc đời của ai cũng vậy, có rất nhiều nhân tố mà con người không thể khống chế được, không vì ý chí của con người mà thay đổi. Chi bằng hãy tùy duyên mà sống, tùy duyên mà hỷ, luôn bằng lòng với hết thảy nhân duyên trong cuộc đời. Chúng ta bất quá cũng đều là người khách qua đường của Trời Đất, hết thảy nên tùy duyên mà sống.
An Hòa
Nguồn: trithucvn.net
Hits: 102
Bài nên xem:
Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?
Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết. Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)
Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài và nghe qua như Pháp Luân Công.
Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.
Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng 6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.
Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó. ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)
So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng, rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.
Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.
Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?
Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng?
Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ). Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)
Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.
Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này. Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)
Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.
Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)
Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!
Tác giả: Pháp đồ
Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org