Đối diện với đại dịch Virus Corona, lối thoát nào dành cho nhân loại chúng ta?…

0
9126
Hiện tượng mưa tuôn, sấm nổ xảy ra ngày 30 tết năm nay phải chăng Thiên thượng muốn cảnh báo nhân loại một năm mới với nhiều thăng trầm khốc liệt (Ảnh từ internet)

Tết Nguyên đán năm nay: ngày 30 mây kéo, trời đất chuyển mình, mưa tuôn, sấm nổ; mùng 1 mưa đá, gió giật từng cơn. Trời đất lạ kỳ chưa hề được thấy, phải chăng đây là điềm báo hiệu cho nhân loại chúng ta về một năm mới với nhiều thăng trầm khốc liệt?…

Khác những xuân xưa tưng bừng hớn hở, xuân năm nay mang màu sắc ảm đạm bởi sự ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi Coronavirus bùng phát tại Vũ Hán và lan rộng khắp nơi. Truyền thông đa chiều, số liệu thống kê mù mờ, kẻ nhiều người ít… trước khi có được thông tin chính thức từ phía chính phủ, người người tìm hiểu thông tin, nhà nhà tìm cách phòng ngừa khiến sắc xuân cũng thêm phần não nuột.

Phải chăng đây là lời cảnh tỉnh của Thiên thượng?

Cổ nhân có quan niệm rằng: giữa Trời đất và con người luôn có sự tương thông cảm ứng lẫn nhau, “Thiên nhân hợp nhất” (Trời đất và con người hợp làm một) và từ đó con người có thể dựa theo thiên tượng mà biết được sự việc nơi trần gian. Vậy nên người xưa cho rằng: trước mỗi tai ương, đại nạn của nhân loại thì trời cao đều có dị tượng cảnh báo cho nhân loại chúng ta. Vùng đất nào người dân sống thiện lương chân chính thì Trời cao ban thưởng phúc lành, mùa màng no đủ, gió thuận mưa hòa. Bằng ngược lại nơi đâu ăn ở bất nhân thì thiên tai nhân họa thảy đều giáng xuống.

Vậy nên xưa kia các cao nhân dị sĩ thường đều là những bậc kính thiên tri địa. Thậm chí có một số triều đại trước đây còn thiết lập các bộ phận như Khâm thiên giám, Thái sử mệnh, v.v… các bộ phận này chuyên phụ trách việc quan sát thiên tượng, đoán biết trước những việc cát hung sắp xảy ra đối với quốc gia và xã hội để từ đó tìm cách ứng phó. Đồng thời mỗi khi trời đất có dị tượng xảy ra, các bậc hoàng đế đều phải tự xem xét lại mình, kiểm điểm bản thân, tìm ra lỗi lầm để cải chính, những mong tu chính bản thân, giảm thiểu tai hoạ cho con dân xã tắc.

Thời Tây Hán, huyện Đàm quận Đông Hải (huyện Đàm Thành, Sơn Đông ngày nay) có một người tên là Vu Công, đã từng đảm trách các chức quan trong huyện như Ngục sử, Quận quyết tào, v.v.. Vu Công xử án theo phép nước, đối xử với mọi người bằng tấm lòng khoan dung, chính trực.

Đương thời ở quận Đông Hải có một phụ nữ hiếu thuận. Chồng chết, cô thủ tiết ở vậy từ khi tuổi còn trẻ, cũng không có con cái, nhưng đã bao năm cô vẫn cung kính, cẩn thận phụng dưỡng mẹ chồng như trước. Mẹ chồng rất thương xót cô, muốn cô tái giá, nhưng cô nhất quyết không theo. Mẹ chồng cho rằng bà già cả vô dụng đã làm khổ lây đến cô, bèn treo cổ tự tử, hy vọng con dâu có thể tìm được nơi tốt nương thân. Kết quả là con gái bà cụ đã đến quan phủ kiện cáo, nói rằng người phụ nữ hiếu thuận kia đã sát hại bà cụ. Quan phủ liền lệnh cho sai nha đến bắt người phụ nữ đó lại. Người phụ nữ này một mực nói mình thanh bạch, nhưng khi bị quan lại dùng nhục hình bức cung, cuối cùng cô không chịu được đòn nên khai nhận tội.

Sau khi Vu Công biết sự việc này, ông đã nói với Thái thú rằng người phụ nữ đó cung kính phụng dưỡng mẹ chồng đã hơn 10 năm trời, không thể là do cô ấy sát hại được.

Nhưng Thái thú vẫn cố chấp bảo lưu ý kiến của mình, hoàn toàn không nghe Vu Công. Dùng mọi cách can ngăn không được, Vu Công bất lực ôm giấy phán quyết đứng trong nha phủ rồi khóc rống lên. Sau đó ông lấy cớ mắc bệnh, từ chức và rời khỏi nha phủ.

Người phụ nữ hiếu thuận kia cuối cùng bị nhóm người Thái thú xử tử với tội danh mưu sát mẹ chồng. Sau khi hiếu phụ hàm oan bị hại, trong huyện bị đại hạn tròn 3 năm liền, đây hiển nhiên là sự cảnh báo của trời cao.

Sau này có Thái thú mới đến nhậm chức, đã chiêm bói nguyên nhân đại hạn. Nhân thể ông cũng cho người mời Vu Công đến xác minh lại sự tình. Vu Công bèn kể sự tình hiếu phụ bị hại cho Thái thú biết, và nói: “Người phụ nữ hiếu thuận đó không đáng chết, nhưng Thái thú trước cứ khăng khăng giữ ý mình phán quyết. Tai họa có thể từ đó mà sinh ra”.

Thế là Thái thú mới đích thân đến mộ hiếu phụ phúng viếng, đồng thời lập bia cho cô, biểu dương gương hiếu hạnh của cô, Kết quả, trời đổ cơn mưa lớn. Năm đó hoa màu trong huyện bội thu.

Tích cũ còn ghi: trưa 28/7 năm Khang Hy thứ 18 (tức ngày 2/9/1679), một trận động đất kinh hoàng với tâm chấn tại Bình Cốc Tam Hà, mạnh 8 độ richter đã xảy ra tại Bắc Kinh. Trận động đất không những ảnh hưởng tới kinh thành, mà còn gây thiệt hại tới 6 tỉnh xung quanh bao gồm: Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Hà Nam cùng hơn 200 châu huyện khác. Tại kinh thành, nhiều đoạn tường thành, các trụ sở chính quyền, nhiều nhà dân đều bị đổ sập, rất nhiều người chết và bị thương.

Đối diện với tai họa xảy ra bất ngờ, Hoàng đế Khang Hy nhanh chóng thực hiện các biện pháp khác nhau để khắc phục hậu quả, giảm thiểu tổn thất tới mức tối ta. Nhưng quan trọng nhất là ông đã ra lệnh cho quan lại lớn bé trong triều phải nghiêm chỉnh kiểm điểm lại bản thân và các việc làm của mình một cách toàn diện. Khang Hy tự mình làm gương, truyền khẩu dụ: “Biết kính sợ Trời đất” và “Liêm khiết tiết kiệm”, đồng thời yêu cầu các quan lại phải “Nhất định sẽ nhổ tận gốc các tệ nạn xã hội đã kéo dài bấy lâu nay”. Khang Hy nói: “Các khanh cần loại bỏ từ tận gốc thói hư tật xấu của bản thân, công chính tự thề với mình, ra sức cải đổi những điều sai trái của tự thân, nuôi tâm chí vì dân vì nước”. Tiếp đó nêu ra 6 điều sai trái trong cách trị vì đất nước mà quân thần đều cần sửa đổi.

Khi lòng người hướng thiện thì thế giới sẽ trở nên yên bình hạnh phúc (Ảnh từ internet)

Trước tình trạng dịch bệnh lan nhanh, vắc xin chưa có chúng ta phải làm sao để biến hung thành cát, vượt qua đại nạn?

Kỳ thực nhìn lại lịch sử của nhân loại thì đây cũng không phải lần đầu tiên nhân loại phải đối diện với đại dịch. Trong quá khứ chúng ta cũng từng bị không ít lần, năm 1720 đại dịch hạch bùng phát, 1820 đại dịch tả xảy ra, 1920 đại dịch cúm lan truyền, và bây giờ là Virus Corona.

Có thể với những người tin vào thuyết vô thần mà nói, nhân quả hữu báo đó là chuyện “viển vông quá nực cười”. Tuy nhiên Phật gia có câu: “Thiện ác hữu báo”, “Nhân quả tuần hoàn”, người thiện lương ắt được trời cao tương trợ, dù có trong hoàn cảnh nào vẫn được che chở, bình an. Ví như những đại dịch trong quá khứ, có những ngôi làng gần như bị xóa sổ toàn bộ nhưng vẫn còn sót lại những người sống tốt, mặc dù họ phải chăm sóc người ốm, ôm xác người thân đi khâm liệm nhưng mặc nhiên hoàn toàn khỏe mạnh không hề gì. Hoặc như gặp đại kiếp nhiều người đều chết nhưng vẫn có người được cứu. Ấn Độ có câu châm ngôn: “Trăm triệu hạt mưa rơi, không hạt nào rơi nhầm chỗ”, có người cho rằng: đó là nhờ họ có cơ thể miễn dịch tốt hơn người khác, nhưng làm sao để có được cơ thể miễn dịch tốt hơn? – Họ lại không giải thích được. Kỳ thực đứng từ một góc độ khác mà xét, đó là nhờ trời cao tương trợ.

Trong Tam thế nhân quả kinh có viết: “Chớ nói nhân quả không ai thấy, xa là con cháu gần là thân”.

Dưới đây là một câu chuyện minh chứng cho quy luật “Thiện hữu thiện báo” xuất hiện ở Đài Loan:

Hơn 100 năm trước, ở Đài Loan có một con tàu bị đắm khiến hơn 90 người chết. Một cậu thanh niên 16 tuổi tên Lâm Thanh Kỳ cũng gặp nạn trên con tàu đó nhưng sau được một chú rùa cứu mạng đưa vào bờ trong tình trạng hôn mê. Cha của Thanh Kỳ là Lâm Gia Mỗ, ông là một nhà từ thiện. Bởi vì trên lưng chú rùa khi đó có khắc 5 chữ lớn: ‘Lợi Nguyên Hiệu phóng sinh’ nên người ta nhận ra đây chính là chú rùa ông đã cứu mạng.

Điều này chứng minh rằng thiện không chỉ có thiện báo mà còn mở rộng cho con cháu đời sau. Đa số người dân Đài Loan đều biết đến câu chuyện này.

Trong Thế chiến thứ II, vị tổng tư lệnh của quân Đồng minh Châu Âu lúc đó là Dwight Eisenhower đang trên đường về Pháp. Hôm ấy tuyết rơi dày đặc, thời tiết lạnh giá, chiếc xe lao đi như vũ bão. Trên con đường mờ mịt, Eisenhower bỗng nhìn thấy một cặp vợ chồng già đang ngồi bên đường, run rẩy vì giá rét.

Eisenhower lập tức cho người xuống xe hỏi thăm cặp vợ chồng. Lúc ấy, vị tham mưu nhắc nhở: “Thưa ngài, chúng ta phải đến cuộc họp khẩn cấp ở tổng bộ, hay là việc này cứ giao lại cho cảnh sát địa phương xử lý”. Nhưng Eisenhower kiên quyết nói: “Nếu như đợi cảnh sát địa phương đến thì hai người đó đã chết vì lạnh rồi!”.

Thì ra cặp vợ chồng đang đến Paris để thăm con trai, nhưng xe bị hỏng giữa đường. Trong màn tuyết dày đặc không nhìn thấy một ai, họ không biết phải làm thế nào nên đành ngồi chờ trong vô vọng. Eisenhower không hề do dự, lập tức mời họ lên xe và đặc cách đưa cặp vợ chồng già về nhà con trai họ ở Paris trước, sau đó mới quay về tổng bộ.

Nhờ có thiện lương đã giúp người thoát qua kiếp nạn và được bình an (Ảnh từ internet)

Mãi sau đó Eisenhower mới biết rằng, sự thiện lương của mình đã cứu ông thoát khỏi một vụ ám sát. Lúc ấy, quân Đức Quốc Xã đã nhận được mật báo về lịch trình của ông nên mai phục sẵn trên đường. Nhưng kế hoạch hoàn hảo của phe phát xít lại thất bại do sự thay đổi hành trình đột ngột vào phút chót của Eisenhower. Sau chuyện này, Hitler bắt đầu nghi ngờ các tin tình báo mà mình nhận được mà không hề biết rằng, Eisenhower vì giúp cặp vợ chồng già mà đã chọn con đường khác.

Thế nên nhân sinh tại thế, thiện ác hữu báo đó là lẽ trời đã định, chúng ta chỉ cần làm người thiện lương, trời cao ắt có an bài. Sống thiện lương, trung thực, dám nói lên sự thật bất công cũng như vạch trần cái ác, không hổ thẹn với trời đất ắt sẽ được Trời thương đất trọng, chư Thần bảo hộ.

Minh Vũ

Nguồn NTD Việt Nam