Thứ Tư, 4 Tháng Mười 2023

Cổ nhân dùng Cờ Vây để dưỡng “tĩnh khí”

cờ vây
(Hình minh họa: Qua fotolia)

Trong trận chiến Phì Thủy, quân Đông Tấn với bảy vạn binh sĩ đã chiến thắng 100 vạn binh sĩ dũng mãnh quân Tiền Tần của Phù Kiên chính là ví dụ điển hình về kỳ tích “lấy ít thắng nhiều”. Kỳ tích này được lập nên như thế nào? Theo ghi chép trong tư liệu lịch sử thì sự huyền diệu đằng sau kỳ tích này là có liên quan đến Cờ Vây.

Tạ An thản nhiên chơi Cờ Vây khi trận chiến đang diễn ra

Tiền Tần vương Phù Kiên dẫn đầu 100 vạn đại quân đánh chiếm Đông Tấn. Vương triều nhà Tấn lâm vào nguy hiểm khiến cả Vua và dân đều hoang mang lo lắng. Lúc ấy, quân Đông Tấn chưa đến 10 vạn binh sĩ phải chống cự lại 100 vạn binh sĩ dũng mãnh của quân Tiền Tần, tình thế không thể nói là không nguy kịch.

Không giống như những người khác, Tạ An với thân phận là đại đô đốc phụ trách quân sự lại không một chút hoang mang lo sợ mà giữ tâm bình thản. Trước tình thế nguy cấp, Tạ An lại mời người bạn thân nhất của mình đến, lên núi thản nhiên chơi cờ Vây.

Trước tình thế quân sự vô cùng nguy cấp, Hoàn Xung (328—384), người được xưng là “Giang Biểu vĩ tài” nhìn thấy Tạ An hoàn toàn không quan tâm đến quân tình nên lo lắng nói với tuớng sỹ: “Tạ An là người hiểu biết rộng nhưng lại không biết đánh giặc. Nhìn thấy đại quân đang ở vào tình thế vô vàn nguy hiểm mà vẫn có thể nhàn rỗi, thản nhiên chơi cờ. Triều đình phái một người không có kinh nghiệm gánh vác trọng trách lớn như thế, quả là dùng người sơ suất.” Hoàn Xung còn quả quyết rằng sự chênh lệch quá xa về binh lực như vậy chắc chắn khiến quân Tấn đại bại trong giây lát.

Thế nhưng, không ai ngờ, ngay tại thời khắc Tạ An đang du sơn ngoạn thủy, chơi cờ với bạn, ông đã bình tĩnh triệu tập tướng lĩnh, bố trí quân sự cơ mật. Đồng thời, ông còn thông báo cho Hoàn Xung tăng mạnh binh lực, phòng thủ phía Tây.

Quân Đông Tấn và Tiền Tần đại chiến ở Phì Thủy, Tạ An bố trí sách lược đánh địch, khiến Đông Tấn chiến thắng Tiền Tần trong thế “lấy ít thắng nhiều”, thực sự là kỳ tích. Sau khi tin tức quân Đông Tấn chiến thắng truyền về, Tạ An vẫn đang thản nhiên chơi cờ. Ông nhìn lướt qua tin chiến thắng rồi tiện tay đặt tờ cấp báo sang bên cạnh, tiếp tục chơi cờ với vẻ mặt không đổi sắc.

Trái lại, người khách đang chơi cờ với ông lại vội vàng hỏi: “Tình hình chiến sự thế nào rồi?”

Tạ An chậm rãi nói: “Là bọn trẻ đã đánh thắng rồi!”

Phong thái bình tĩnh, không loạn của Tạ An được người đời bình luận rằng, nó được luyện ra từ việc ông thường xuyên chơi Cờ Vây để tĩnh tâm.

Vì sao Cờ Vây có thể dưỡng “tĩnh khí”?

cờ vây
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Vì sao thường xuyên chơi Cờ Vây lại có thể nung đúc ra khí phách bình tĩnh, không sợ hãi? Điều này là có quan hệ rất mật thiết với bối cảnh ra đời của Cờ Vây.

Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của Cờ Vây, trong đó có một thuyết được nhiều người công nhận là môn này được khởi nguồn từ thời Nghiêu Đế. Trương Hoa, thời nhà Tấn đã viết trong sách “Bác vật chí” rằng: “Vua Nghiêu nghĩ ra môn chơi Cờ Vây để dạy dỗ con trai Đan Chu của mình”. Trong đó còn nói rằng, vua Thuấn cảm thấy con trai mình là Thương Quân không được thông minh lắm, cũng từng dạy dỗ con bằng Cờ Vây.

La Bí thời đại nhà Tống viết trong “Lộ sử hậu ký” rằng: Phi tần của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sinh được một Hoàng tử, đặt tên là Đan Chu. Hành vi của Đan Chu không được tốt, thích tranh giành, nên vua Nghiêu đã đi tìm những vị đạo tiên để hỏi về cách dạy con.

Một hôm, ở gần bờ sông Phấn, vua Nghiêu nhìn thấy hai vị tiên đang ngồi đối diện nhau dưới gốc cây tùng. Ông nhìn thấy họ vạch những đường ngang dọc trên cát, rồi đặt những miếng đá đen trắng trên hình vẽ như đang bày trận đồ. Nhà vua tiến đến hỏi cách làm thế nào để có thể sửa đổi tính tình của Đan Chu.

Một vị tiên nói : “Đan Chu hay tranh giành mà lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện là sở trường của nó mà uốn nắn tính tình của nó theo con đường tốt”.

Còn vị tiên kia lấy tay chỉ những đường kẻ trên cát và các viên đá đen trắng rồi nói: “Cái này gọi là bàn Cờ Vây. Bàn cờ này có bố cục hình vuông mà yên tĩnh, trong khi những quân cờ hình tròn mà chuyển động. Nó đi theo cách vận chuyển của Trời và Đất. Từ khi bàn Cờ Vây được lập đến nay, chưa có ai có thể hoàn toàn phá giải được nó”.

Sau đó, Đan Chu đã được vua Nghiêu dạy chơi Cờ Vây, và quả thật tính nết của Đan Chu cũng thay đổi thành tốt hơn. Bởi vậy có thể thấy, người xưa sáng tạo ra môn Cờ Vây để tu thân dưỡng tính, phát sinh và làm tăng thêm trí tuệ chứ không chỉ để làm trò vui.

Càn Khôn trong Cờ Vây

cờ vây
(Hình minh họa: qua cw.com.tw)

Dựa vào nguồn gốc ra đời của Cờ Vây có thể thấy cổ nhân chơi Cờ Vây không phải để tranh thắng thua. Nếu bàn cờ tượng trưng cho vũ trụ, như vậy hai người đánh cờ có thể thông qua quan sát bố cục của bàn cờ, quan sát đường đi của quân đen và trắng mà ngộ ra dịch lý biến hóa của của hiện tượng thiên văn, thiên địa âm dương.

Cờ Vây, nhìn như một bàn cục nho nhỏ nhưng cổ nhân lại có thể dựa vào đó mà toán quái ra hiện tượng thiên văn, âm dương dịch lý, bày trận binh pháp. Cổ nhân thông qua Cờ Vây có thể câu thông với sự ảo diệu vô cùng của sự biến hóa Trời Đất, họ cũng dựa vào đó để suy ngẫm lại bản thân mình, đạt tới cảnh giới thiên nhân hợp nhất.

Tạ An có thể thảnh thơi chơi Cờ, nét mặt không biến sắc mà bày trận, có thể khiến bảy vạn binh lực quân Đông Tấn chiến thắng 100 vạn quân Tiền Tần, ẩn sau kỳ tích này chính là một loại công phu, một loại bản lĩnh mà Cờ Vây đã nung đúc cho ông.

An Hòa (dịch và t/h)

Theo Trithucvn.net

Các bài viết liên quan:

[related_posts_by_tax title=""]

VIDEO GỢI Ý

[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]

Hits: 32

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU