Âm nhạc truyền thống dùng để truyền tải ý chỉ của Thần, giáo hóa bách tính muôn dân, tạo ra sợi dây liên hệ giữa người và Thần. Từ đó giúp con người giữ gìn tâm đức, kính ngưỡng đối với Thần Phật.
Khổng Tử nói: “Hưng vượng là nhờ thi thư, đứng vững được là nhờ lễ giáo, thành là nhờ nhạc”. Do đó thấy được rằng vai trò của âm nhạc đối với giáo hóa đạo đức muôn dân là vô cùng to lớn. Âm nhạc ngay chính giúp con người đạo đức cao thượng, kính ngưỡng Thần Phật; âm nhạc mang đầy dục vọng sẽ tăng thêm tà niệm, lòng đầy ác tâm, xa rời Thần tính, tiến đến diệt vong.
Trong các loại nhạc cụ truyền thống thì có thể thấy rằng Cổ Cầm là ra đời sớm nhất, và có nội hàm sâu sắc nhất. Cổ Cầm đẹp không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn thể hiện ở nội hàm; những bản cầm phổ khi được diễn tấu cũng vượt xa cái hay ở bản thân ca khúc, mà hay hơn cả đó là ở chỗ nội hàm mà cầm khúc chứa đựng và đặc biệt là ở cảnh giới tư tưởng mà cầm nhân thể hiện ra. Có thể nói rằng thanh âm cổ cầm hòa cùng thiên địa vạn vật, giáo hóa bách tính muôn dân, tu rèn phẩm đức của người quân tử.
Xưa kia các bậc minh quân hiền thánh đều lấy Đức giáo hóa bách tính, lấy nhạc an định lòng dân; trên thuận thiên đạo, dưới hợp lòng nhân. “Ví như chuyện Chu Công chế tác Lễ nhạc. Một lần, công tử Quý Trát của nước Ngô tới nước Lỗ, thỉnh cầu được thưởng thức âm nhạc của nhà Chu. Nước Lỗ bèn phái nhạc sỹ diễn tấu bản nhạc “Tề phong” cho ông nghe. Quý Trát nghe xong khen: “Thật đẹp! Thật vang vọng! Thật sự là phong thái của nước lớn, đây là gương sáng của biển Đông, có lẽ là Khương Thái Công chăng? Tương lai nước Tề của ông ấy quả là không thể lường được”. Lại diễn tấu cho ông ta nghe bài “Đại nhã”, ông ta nói: “Mênh mông lắm! Thanh âm thật hài hòa! Khúc chiết thư thái mà mạnh mẽ chính trực, chắc là tiết tháo của Văn Vương đúng không? Thời thịnh thế triều đại nhà Chu chính là như vậy!”. Biểu diễn bài “Thiều sao”, Quý Trát nói: “Hoàn mỹ, quảng đại vô biên giống như Trời cao bao trùm vạn vật, giống như Đất mẹ cõng tất cả trên mình. Đây là Đức lớn của Thiên thượng phải không?”. Âm nhạc được cổ nhân gọi là âm thanh của Đức, chỉ có âm nhạc như vậy mới có thể diễn tấu ở chốn triều đình, truyền rộng khắp 4 phương, giáo hóa muôn dân.”[1]
Cổ Cầm là nhạc cụ gắn liền với bậc quân tử, với đấng minh vương, không thể tách rời ví như tri âm tri kỷ vậy. Trong sách “Lễ ký” có nói: “Kẻ sỹ không nên chia lìa đàn cầm đàn sắt một cách vô cớ”. “Khổng Tử từng nói “Văn vẻ rực rỡ thay, ta theo nhà Chu”, là bởi vì Khổng Tử sùng bái Chu Công lấy lễ nhạc trị quốc. “Vua Thuấn tạo ra ngũ huyền cầm, ca bài thơ Nam phong mà Thiên hạ trị”, cũng thuyết minh cho tác dụng giáo hoá của âm nhạc thuần chính đối với con người. “Tần Vương phá trận nhạc” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân uy phục tứ bề, trong “Tân Đường thư” có ghi chép, khi Huyền Trang đi về Tây lấy kinh, Giới Nhật vương Thi La Dật Đa của Trung Thiên Trúc nói với Huyền Trang : “Vị quân vương của nước các vị là một thánh nhân, đã làm ra ‘Tần Vương phá trận nhạc’”[2]
Cổ Cầm không chỉ dùng để giáo hóa bách tính muôn dân, tu dưỡng tâm đức của bậc quân tử mà còn có sứ mệnh lưu lại lịch sử, giữ gìn văn hóa Thần truyền. Người quân tử khi chơi Cổ Cầm cũng yêu cầu thân tâm ngay chính, còn phải giữ gìn giới luật, giới cấm khi chơi đàn; trước khi đàn phải chỉnh trang y phục, chỉnh âm, so dây,… Người thưởng thức cầm khúc cũng phải giữ tâm đoan chính, trừ bỏ dục vọng,..
Thanh âm Cổ Cầm hay dỡ là ở tâm thái và cảnh giới tu dưỡng của người chơi Cầm. Tâm mà chính thì tiếng đàn cũng chính, tâm thanh tỉnh thì tiếng đàn vang xa. Người càng có tu dưỡng thì tiếng đàn càng trong trẻo, dễ đi vào lòng người, hòa cùng thiên địa vạn vật, thể hiện ý chỉ và nội hàm văn hóa mà Thần lưu cấp cho con người!
[Khai Tâm]
[1]: Trích bài viết Minh Huệ Nét
[2]: Trích Nghệ thuật – MQĐTTTG