Đời người có ai mà chưa từng khổ. Dẫu thọ mệnh mỗi người dài ngắn khác nhau, đức nghiệp nhiều ít khác nhau, địa vị và chức nghiệp khác nhau. Nhưng khổ thì hỏi có ai chưa từng trải. Bởi vậy, Phật gia giảng: “Đời là bể khổ”. Vậy làm sao thoát khổ, thoát khổ để đạt đến điều gì? Câu hỏi ấy có lẽ không ít người đã từng nghi vấn. Hôm nay Khai Tâm sẽ cùng quý độc giả đàm luận đôi chút về vấn đề này nhé!

Người đời vẫn luôn đi tìm giải pháp để thoát khỏi cái khổ, nhưng lại ít ai biết rằng muốn thoát khổ trước tiên phải hiểu căn nguyên của khổ là gì, rồi mới có thể từ trong chính cái khổ ấy mà thoát xuất ra.
Vậy căn nguyên của khổ là gì?
Cũng có người nhìn nhận rằng, căn nguyên của khổ là nghèo. Bởi vậy người ta cũng thường nghĩ rằng cái nghèo đi liền với khổ, nên mới gọi là “nghèo khổ”. Bản thân tôi cũng đã từng nghĩ như vậy đó.
Tôi sinh ra trong một gia đình có thể nói là thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống gia đình gặp nhiều mâu thuẫn, có lẽ là vì cuộc sống quá khó khăn. Tôi nghĩ nhiều và thương cha mẹ lắm, nên tôi nghĩ có lẽ cách tốt nhất để vượt qua cái khổ chính là “thoát nghèo”. Chỉ cần thoát nghèo thì gia đình mình sẽ không còn khổ nữa. Vậy nên, ngay từ khi còn rất nhỏ tôi đã cố gắng làm đủ thứ nghề, để giúp đỡ cha mẹ cải thiện cuộc sống. Dần dần cuộc sống gia đình có khá hơn đôi chút, nhưng khổ thì vẫn hoàn khổ. Cha mẹ bảo tôi rằng: “Con à, cố gắng học cho tốt để sau này thoát cái cảnh theo đuôi con bò”, tôi hiểu ý cha mẹ là làm nông sẽ khổ. Thế là tôi gắng sức học hành, theo đuổi sự nghiệp. Nhưng rồi khi lên thành phố, tôi lại chứng kiến bao nhiêu cảnh khổ của người giàu, họ không những khổ vì tiền mà còn khổ vì bệnh. Tôi chợt nhận ra rằng, căn nguyên của khổ không nhất định đến từ nghèo, bởi là dù giàu hay nghèo thì vẫn khổ. Không chỉ có vậy, đời người còn có trăm thứ khổ. Nóng không chịu được cũng khổ, lạnh không chịu được cũng khổ, đói cũng khổ, mệt cũng khổ,… Những thứ làm cho thân thể người ta khó chịu đều là khổ. Mà đó chỉ mới là khổ trên thân xác thôi, khổ về tinh thần còn lớn hơn nữa. Tất cả những thứ ủy khuất, nóng giận, thống hận, tật đố, tranh đấu,… đều sẽ đưa đến cho con người ta sự thống khổ.

Vậy thì rốt cuộc con người vì sao khổ?
Tôi vẫn không tìm được câu trả lời mãi cho đến khi tôi gặp được Đại Pháp và bước trên con đường tu luyện. Thông qua quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tôi đã hiểu ra rằng, con người khổ chính là do tạo ác nghiệp mà thành. Mà đời người lại trải qua vô số luân hồi, trong mỗi đời lại tạo rất nhiều ác nghiệp, tạo càng nhiều nghiệp thì càng thống khổ.
Vậy làm sao thoát khổ? Chính là tu tâm.
Chỉ có tu dưỡng nội tâm, không ngừng gột rửa thân và tâm, tích đức hành thiện, xa rời điều ác thì mới có thể hoàn toàn thoát khỏi cái khổ, đi đến bến bờ hạnh phúc.

Khai Tâm