Có rất nhiều ý kiến khác nhau định nghĩa cho cụm từ “làm chủ bản thân”. Chung quy lại thì đều nói về sự kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ, hành động, lập trường, v.v. để đạt được mục tiêu, lý tưởng hay sự tham vọng mà người ta đã đặt ra ngay từ đầu. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào? Chúng ta hãy thử cùng bàn luận một chút để nhìn nhận xem chúng ta đã làm chủ được bản thân mình chưa nhé.

Đầu tiên là chúng ta có thật sự hiểu rõ chính mình? Tự mình phải biết rõ bản tính nguyên sơ của mình ra sao thì mới có thể giữ vững và làm chủ bản thân; bạn là người giả dối hay chân thật? Thiện lương biết nghĩ cho người khác hay vị tư ích kỷ chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân? Bạn là người biết nhẫn nhịn, kiên trì hay ai mắng ta ta mắng lại, thấy việc khó là nản lòng, là lảng tránh? Mạnh Tử – nhà tiền hiền nổi danh Trung Hoa khi xưa, Ông có thuyết rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Cho thấy rằng chúng ta từ khi sinh ra bổn tính vốn đã thiện lương. Thuở nhỏ chúng ta chưa bao giờ dám giả dối, dù chỉ một câu nói; chưa bao giờ dám nạt nộ, đánh đấm bất kỳ ai, tất nhiên cũng chẳng tranh giành tiền bạc hay địa vị nơi xã hội, vì lúc ấy chúng ta có biết những thứ đó là gì đâu… Song song với đó chúng ta mang trong tâm mình sự khoái lạc, an yên; cả ngày chẳng cần phải nghĩ ngợi toan tính; đến bữa cơm thì ăn căng bụng, tối đến lại ngủ rất ngon giấc, da dẻ cũng mềm mịn hồng hào, quả đúng với câu nói của người xưa “Tướng tự Tâm sinh”. Đó mới là bổn tính nguyên sơ, là tính cách thật sự của mỗi người.

Khi chúng ta trưởng thành, sống trong xã hội đầy đủ những loại người, và những quan niệm tạp nham dần dần dưỡng thành, ví như cái gọi là “người không vì mình trời tru đất diệt” đã khiến cho người ta ngày càng trở nên ích kỷ tự tư, vì lợi ích cá nhân mà làm điều xấu, lừa lọc, tranh giành, đấu đá, thậm chí đến giết người v.v. càng ngày càng đi ngược lại với bổn tính nguyên sơ, đi ngược lại với chính mình. Đầu óc người ta cứ lẩn quẩn không yên “hôm nay kiếm được bao nhiêu tiền? Đồng nghiệp, bè bạn có nói xấu sau lưng mình không nhỉ? Người đó có gì hay hơn mình mà lại được đề bạt, được mọi người tán dương, ngày mai phải kể cho mọi người nghe về tật xấu của người đó cho người đó biết tay”. Rồi đến một lúc những quan niệm bị xã hội thêm vào ấy, khiến con người ta quá mệt mỏi, đau đầu, tựa như không làm chủ đầu não được nữa, chỉ một tác động nhẹ từ bên ngoài cũng đủ để chi phối tư tưởng, tạo cho chúng ta từng cung bậc cảm xúc từ hoan hỷ cực độ cho đến túng quẫn tuyệt vọng. Thế thì bạn xem xem, bạn có đang làm chủ bản thân mình không?

Tiếp nữa là chúng ta hãy bàn về sự phân biệt “Thiện và Ác”,“Đúng và Sai”, nó cũng là một phương diện để thể hiện được bạn có đang làm chủ bản thân không. Một người nào đó nói với bạn rằng: “cô đừng chơi với nhóm người đó, họ lừa gạt cô đấy”, có thể bạn sẽ không tin. Nhưng đến một ngày có quá nhiều người xung quanh bạn đều nói: “cô đừng chơi với nhóm người đó, tôi nghe nói họ toàn là người xấu”, lúc này chắc chắn bạn sẽ ít nhiều lung lay, mặc dù bạn chưa từng tiếp xúc với nhóm người đó bao giờ. Để chúng ta hiểu được rõ ràng hơn về phương diện này thì chúng ta tạm mượn một ví dụ có thật tại Trung Quốc hiện nay, nó đang là một vấn đề mà cả thế giới đang lên án. Năm 1992, tại Trung Quốc xuất hiện một môn khí công giúp người ta rèn luyện thân thể, quy hồi đạo đức theo Chân Thiện Nhẫn, minh chứng cho thấy rất nhiều người thông qua tập luyện mà thoát được những căn bệnh nan y, chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà trở thành người tốt có ích cho xã hội, môn này được gọi là Pháp Luân Công được cả thế giới ủng hộ; môn khí công tốt như thế trong vòng chỉ vài năm đã được người truyền người, tâm truyền tâm cho đến gần 100 triệu người theo tập thời đó. Họ chỉ đơn giản mỗi ngày ra công viên tập các bài công pháp rèn luyện thân thể, đọc sách để tu tính dưỡng tâm. Công tác trong xã hội họ cũng lại hoàn thành rất tốt. Nhưng rồi chỉ vì sự lo sợ quyền lực chính trị bị suy giảm, bởi vì số lượng học viên Pháp Luân Công đã nhiều hơn số lượng đảng viên của ĐCSTQ, ngày 20/07/1999 Giang Trạch Dân là người đứng đầu ĐCSTQ đã phát lệnh bức hại những người tập Pháp Luân Công bằng nhiều hình thức như bắt giam trái phép, tra tấn cực hình cho đến chết, mổ cướp nội tạng sống để bán thu lợi riêng, v.v. Bên cạnh đó là thâu tóm phương tiện truyền thông; bấy giờ tất cả các trang báo, đài truyền hình, phát thanh,.. đều đưa tin bịa đặt Pháp Luân Công là tà giáo, dàn dựng vụ tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An Môn làm cho tất cả những người Trung Quốc căm ghét và bài xích các học viên Pháp Luân Công. Nếu như, bạn là một trong số những người dân Trung Quốc bấy giờ, bạn có tin hay không, trong khi những người xung quanh bạn và cả hệ thống chính quyền đều nói xấu về Pháp Luân Công? Trở lại trong cuộc sống của bạn, tất cả những chuyện bạn nghe người khác nói, nếu bạn là một người biết phân biệt rõ “Đúng và Sai”, “Thiện và Ác” bạn sẽ không vội vàng phán xét hay tỏ thái độ, mà điều đầu tiên là bạn sẽ tự mình tìm hiểu thử xem đó là chuyện gì, không chỉ nghe từ một phía.

Vừa rồi là một ít chia sẻ của chúng tôi về phương diện “làm chủ bản thân”, hy vọng rằng nó có thể góp phần giúp bạn nhận định được bổn tính nguyên sơ của mình và phân biệt rõ hơn về Thiện-Ác, Đúng-Sai. Từ đó mà làm chủ bản thân mình vững chắc hơn nữa. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi.
Nhã Lạc
Các bài viết liên quan:
[related_posts_by_tax title=""]VIDEO GỢI Ý
[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]Hits: 385