Thứ Tư, 27 Tháng Chín 2023

Bài 5: Chính và tà – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký

Trong Tây Du Ký, cũng như trong văn hóa Thần truyền, đều có nhận thức “chính và tà”. Từ góc độ tu luyện, thì thế nào là chính phái hay tà phái, căn cứ vào đâu mà xác định? Hãy thử xét qua các diễn biến khái quát trong truyện [1].

Thiên Đạo phân chính tà - Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký

(Tiếp theo bài 1bài 2 , bài 3 và bài 4)

Thiên Đạo

Thiên Đạo là gì đó vô hình, nhưng có mặt đằng sau mọi thứ. Thế giới ngũ hoa bát môn ấy, vạn sự vạn vật muôn màu kỳ ảo ấy, kỳ thực là có cái Đạo đằng sau.

Chuẩn mực chung, giá trị phổ quát, đạo lý sinh tồn của các tầng các giới, phải chăng chính là phản ánh của Thiên Đạo ở các tầng các giới đó?

“Đạo Trời” là đề tài ngoài phạm vi seri các bài viết này. Nhưng mà không thể nói đến đạo lý “chính và tà” trong tu luyện, mà không nói tới đề tài này. Cho nên, chúng ta cùng thử thoáng nhìn xem Thiên Đạo hiện diện thế nào trong Tây Du Ký?

Vũ trụ là có đặc tính

Tây Du Ký, ngay mở đầu hồi 1 đã kể về vũ trụ này sinh thành là nhờ Bàn Cổ Đại Thần. Đây cũng là theo văn hóa truyền thống Trung Hoa. Bàn Cổ Đại Thần có lẽ tương tự khái niệm Chúa Sáng Thế hay Sáng Thế Thần của văn hóa phương Tây.

Sáng thế Thần Bàn Cổ

Đã là vậy, trật tự vận hành của vũ trụ ấy ắt phải thừa kế đặc tính mà Bàn Cổ Đại Thần an bài. Cái gì đó phù hợp với vũ trụ ấy thì được khuyến khích phát huy, hẳn là điều mà văn hóa truyền thống gọi là nhận được đức. Còn gì đó mà làm trái đi, thì ấy là tạo tội, tạo nghiệp, mà nhiều tội nghiệp quá thì bị trừng phạt hoặc bị đào thải.

Nhân loại là phạm vi được Thiên Đạo bảo hộ

Ở thế giới thần thoại của Tây Du Ký, nhân loại cực kỳ yếu đuối về võ lực. Thế tại sao lại phồn diễn mạnh mẽ đến thế? Lại còn được các sinh mệnh cao tầng bảo hộ?

Ví như hồi thứ 10, Kính Hà long vương đích thân đến Trường An, nhưng không dám ngang nhiên đến, vì e ngại thiên thượng quở trách là quấy nhiễu dân thường. Rất nhiều tình tiết khác đều chỉ ra rằng, các cao thủ từ cõi khác không dám trực tiếp can thiệp cõi người. Đồng thời cũng coi việc can thiệp thô bạo là tội lỗi rất nặng. Các phe chính phái đều thể hiện sự bảo hộ cõi người ở các mức độ khác nhau. Chỉ có đám yêu quái lâu la không hiểu chuyện mới hay làm ra những tội lỗi như ăn thịt người, hoặc can thiệp các sự việc ở nhân gian, và kết cục thường không tốt.

Vậy có thể hiểu là, từ khi Trời Đất sinh ra và diễn hóa tới nay, thì nhân loại là phạm vi được Thiên Đạo bảo hộ. Điều này cũng khớp với văn hóa truyền thống, mà trong đó có câu “tam tài” là Thiên-Địa-Nhân, xếp “con người” cùng với Thiên Địa.

Tại sao?

Đứng về góc độ đạo lý tu luyện mà nói, phải chăng chính là vì cõi người nơi đây là chỗ đặc thù chuyên dành cho tu luyện? Sinh mệnh từ cao tầng rơi rớt xuống dưới, thì cõi người nơi đây chính là nơi ẩn tàng cơ hội tu luyện quay trở về, phản bổn quy chân?

Nơi đây có cái “mê” để tỏ rõ người tu “ngộ” được đến đâu. Có cái “khổ” để hoàn trả tội nghiệp. Có cái “chính-tà giao thoa” mà qua đó có cơ hội bằng duy hộ chính Pháp để gây dựng uy đức. Ngoài ra, con người bẩm sinh đã đầy đủ tố chất để tu luyện, từ thân thể đến lý trí. Chúng sinh thấp hơn con người, như súc sinh, thì hầu như không có điều kiện đó. Quá hiếm súc sinh có thể khai linh trí. Mà ở tầng cao hơn con người, thì không có cái “khổ” như thế này, cũng không có cái “mê” như thế này.

Trong Tây Du Ký, mấy học trò Đường Tăng tu luyện bao nhiêu năm, hàng trăm năm, cả nghìn năm, nhưng thu hoạch lớn nhất trên đường tu thì là ở mười mấy năm phò tá Đường Tăng thỉnh kinh đó thôi: Không những trả hết tội nghiệp mà còn đắc chính quả. Cùng đạo lý này, hồi 64, tại Kinh Cức Lĩnh, Đường Tăng có thơ rằng:

Nhân thân nan đắc         Thân người khó được lắm
Trung Thổ nan sinh        Sinh ra ở Trung Quốc cũng khó đấy
Chính Pháp nan ngộ       Gặp được chính Pháp càng khó nữa
Toàn thử tam giả             Ai được cả ba điều ấy
Hạnh mạc đại yên           May mắn không biết to lớn nhường nào

Ngoài Tam giới

Bức tranh về ngoài Tam giới trong Tây Du Ký tương đối rõ, và khá đơn giản: Phật gia, Đạo gia, và các phần khác.

Phật gia và Đạo gia là đã có “gốc” ở ngoài Tam giới. Từ viễn viễn cổ lâu lâu lắm rồi, đã có những vị đứng đầu gây dựng hệ thống của mình. Kiểu như người ta thường hiểu là các vị Như Lai là có thiên quốc do tự mình tổ chức: Đức Phật A Di Đà có thế giới Cực Lạc, đức Phật Dược Sư có thế giới Lưu Ly, v.v. Trong Tây Du Ký, những vị đó được miêu tả là có các thần thông tương ứng với khả năng tổ chức thế giới ấy.

Ví dụ, Như Lai Phật Tổ (hồi 7) có “chưởng trung thế giới”, thế giới trong lòng bàn tay, hễ xòe tay thì Tôn Ngộ Không dù nhảy thế nào cũng không thoát.

Không thoát khỏi bàn tay của Như Lai

Trấn Nguyên Đại Tiên (hồi 25) có “tụ lý càn khôn”, trong ống tay áo có cả càn khôn, phất tay là thu sạch cả mấy thầy trò Đường Tăng, không thoát ra được.

Trấn Nguyên Đại Tiên và tuyệt chiêu Tụ Lý Càn Khôn

Phật Di Lặc (hồi 66) được miêu tả là có “túi nhân chủng”, vung ra là thu sạch mọi thứ, thiên binh thiên tướng, v.v. thảy đều bị thu hết, không thoát ra được.

Phật Di Lặc có túi nhân chủng

Trong giới tu luyện có những câu như: Thân thể là một tiểu thế giới, một vi trần một thế giới, trong hạt cát có 3000 đại thiên thế giới, v.v., hẳn cũng là có ý này.

Đã có gốc ở bên ngoài Tam giới, thế thì môn đệ các hệ phái này khi tu thành, sẽ có thể tới các thiên quốc tương ứng. Kiểu như người ta vẫn hiểu là ai tu theo đức Phật A Di Đà, thì khi tu thành sẽ rời khỏi Tam giới và được độ tới thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Trong truyện, cũng là đạo lý ấy, Đường Tăng tu thành là cũng trở về phạm vi hệ thống của Phật Tổ Như Lai.

Trong Tây Du Ký, những thành phần khác, không thuộc về hai hệ thống Đạo gia và Phật gia, thì không thấy kể rằng có vị nào chứng Đạo được đến mức độ đó [2]. Các thần thông không có đạt tới đẳng cấp như “chưởng trung thế giới” hay “tụ lý càn khôn” nói trên. Do đó, dù đã tránh khỏi luân hồi, thì vẫn không nhất định có thiên quốc để tới. Có lẽ đây cũng là khái niệm “địa thượng thần tiên” trong văn hóa Trung Quốc: Tuy đã tu luyện được trường sinh, nhưng vẫn ở tại nơi này thôi.

Nhìn chung, các vị từ ngoài Tam giới này, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp mà có gì đó ở bên trong Tam giới thậm chí trong phạm vi nhân loại. Đó là những cái mà ta thấy như là đạo quán, chùa chiền, thanh am, v.v. Tuy nhiên, những thứ “ngoại vi” này không phải là phần cốt lõi gì trong hệ thống của họ. Trong truyện, những đạo quán, chùa chiền, hay nhóm người tu nào mà không phù hợp, thì không được thừa nhận.

Chính và tà

1. Tu chính phái là thuận theo Thiên Ý

Tu luyện thuận theo Đạo Trời, tôn trọng đạo lý các tầng vũ trụ, đồng hóa với Pháp vũ trụ, thì đó là môn tu chính phái. Còn những thuyết kiểu như phải nghịch Thiên thì mới tốt, thì đó là theo tà phái.

Có cái thiện-ác kiểu thế này. Bố thí cho kẻ nghèo, giúp đỡ dùm người khó, ấy là Thiện. Trộm cắp, cướp của, sát nhân, ấy là Ác.

Nhưng mà, còn có thiện-ác kiểu thế này nữa.

Không nhất định trộm cắp hay gì đó, mà chuyên đi phá hoại nguyên lý vận hành nền tảng của thế giới, chuyên đi ngược lại giá trị phổ quát. Vào trường thi thì chuyên đi nâng điểm. Vào cơ quan công quyền thì chuyên đi hối lộ tham nhũng. Về nhân sinh quan thì chuyên đi cổ xúy những thứ như đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người. Thế thì đó là đại tà đại ác. Vì đó chính là chuyên đi phá hoại Thiên Đạo, phá hoại Pháp vũ trụ.

Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với Người trong thời Cách mạng Văn hóa

Làm ác thì còn có thể thông qua trả hết nợ nghiệp mà vượt qua. Dù sao thế giới này vốn dĩ có cả thiện cả ác, cả chính cả tà. Nhưng mà kẻ làm đại tà đại ác thì sẽ đi đâu? Chuyên đi phá hoại Pháp vũ trụ, thì Trời Đất này sẽ còn chỗ dung thân chăng?

Cùng dạng đạo lý này, cũng có người hướng tới đại thiện thuần chính, cổ xúy giá trị phổ quát lành mạnh, có tâm duy hộ Pháp vũ trụ. Ai có thể làm được thế thì công đức không nhỏ. Giới tu luyện vẫn có câu rằng, người tu luyện làm ra gì ở thế gian, thì ấy là thuận theo Thiên Ý. Tây Du Ký phải chăng cũng là nói lên đạo lý đó?

Đường Tăng và Tôn Ngộ Không theo chính Pháp mà thành Đạo, duy hộ Pháp vũ trụ mà chứng đắc quả vị Như Lai. Tu luyện cực nhanh.

2. Áo cà-sa không làm nên hòa thượng

Trong truyện, hệ thống Phật gia và Đạo gia được tính là chính phái, là vì họ thuận theo Thiên Đạo, theo Pháp vũ trụ. Họ có những vị đứng đầu ở tầng thứ cực kỳ cực kỳ cao, hoàn toàn ngoài Tam giới. Như vậy, vì phù hợp Pháp vũ trụ nên Phật gia và Đạo gia mới là chính phái, chứ không phải giáo lý của Phật gia và Đạo gia là cơ sở gốc quyết định chính-tà.

Đồng dạng đạo lý ấy, khái niệm được đức, mất đức, tạo nghiệp, trả nghiệp, thiện ác hữu báo, v.v. mà văn hóa truyền thống nói tới ấy, thì đó là vận hành của Thiên Đạo, của Pháp vũ trụ. Phật gia và Đạo gia là gây dựng hệ thống của mình trên nền tảng này, chứ không phải đó là các khái niệm riêng của Phật gia hay Đạo gia.

Tây Du Ký cũng là khớp với đạo lý này. Vì trong truyện có tình tiết liên quan đến Phật gia, cho nên có người bèn cho rằng đây là tác phẩm thuộc về Phật giáo. Kỳ thực trong truyện còn rất nhiều tình tiết liên quan đến Đạo gia, và cũng không ít tình tiết không thuộc về cả Phật gia và Đạo gia. Hơn nữa, trong bức tranh về vũ trụ trong truyện, thì hiển nhiên Phật gia chỉ được miêu tả như là một phần trong đó. Còn Phật giáo ở thế gian (giáo hội, tăng đoàn, chùa chiền, v.v.) thì chẳng qua chỉ là phần ngoại vi rất là nhỏ bé của Phật gia mà thôi. Chùa chiền nào, hòa thượng nào mà không còn tốt, thì đều là “tà”. Đây chính là đạo lý: Áo cà-sa không làm nên hòa thượng.

Ví dụ, lão hòa thượng viện chủ Quán Âm Viện trộm áo cà-sa (hồi 16 và 17), thì sau đó chết là chết thôi. Bồ Tát Quán Âm cũng không có ý kiến gì. Mà lão này té ra là có giao tình với một con yêu tinh gấu ở khu vực đó.

Những gì trong chùa “Tiểu Lôi Âm” toàn do yêu quái biến thành (hồi 65), và đều trở thành đối tượng bị thanh trừ.

Cái đúng sai mà người đời nhìn nhận chưa chắc đã thật sự đúng như vậy. Chỉ có thuận theo Thiên Đạo, theo đặc tính vũ trụ, thì mới thật sự đúng là tốt. Mà trái ngược đi, thì thật sự đúng là xấu.

Kỳ thực, đức Phật Thích Ca năm xưa từng giảng rằng, sau này tới thời mạt pháp, yêu ma quỷ quái sẽ làm loạn thế gian, và loạn đến tận nội bộ Phật giáo, rằng khi ấy, hòa thượng muốn tự độ còn rất khó, huống là độ nhân. Xem ra, ý tứ trong Tây Du Ký cũng là khớp với điều mà đức Phật Thích Ca từng giảng.

3. Chính phái phổ truyền ở xã hội

Thiên Đạo chiếu cố nhân loại, cho nên khi một môn tu luyện chính phái truyền rộng ra ở cõi người, tức là môn phái từ cao tầng truyền ra cõi người, thì cũng mang lại lợi ích cho quần chúng. Mặc dù phần đông đảo quần chúng tham gia không phải là phần cốt lõi của môn phái vì họ không phải là phần tử tinh anh giỏi về tu luyện, nhưng họ cũng được môn phái cân nhắc đến một cách rất nghiêm túc. Nếu không như thế, thì e rằng không phải là chính phái.

Tức là có 2 phương diện.

Thứ nhất, phần tinh anh nhất định phải là người chân tu. Nếu môn phái biến thành cộng đồng quản lý, kiểu như dân chủ gì đó, thì sẽ là không đúng. Đây là tu luyện, chân lý không nhất định là thuộc về số đông.

Thứ hai, phần đông đảo quần chúng tham gia tuy không phải toàn là chân tu và tự nhiên sẽ không trở thành cốt lõi, nhưng môn phái sẽ dùng một cách thức hồng truyền thế nào đó để đem lại lợi ích cho phần đông đảo quần chúng tham gia ấy, từ đó đem đến lợi ích cho xã hội nói chung.

Hồi 8, khi Như Lai Phật Tổ quyết định sẽ đưa kinh điển của mình sang phương Đông, thì Ngài không chỉ là để phát triển người chân tu và tôn giáo của mình, mà cũng là để tạo phúc cho chúng sinh nơi ấy. Do đó mới có câu “phổ độ chúng sinh”.

Đại chúng vào đây tu luyện, thì chỉ một phần sẽ đắc chính quả thôi, không phải ai đi tu luyện cũng đều thành chính quả, nhưng mà, khi chính Pháp truyền ra, vẫn luôn có tác dụng cổ xúy đạo đức xã hội.

Trong giáo lý của môn chính phái vì thế sẽ có một phần giảng về đạo đức nhân loại, lấy đó làm cơ sở nền tảng cho việc tu luyện lên cao tầng.

Người tu luyện của môn chính phái, khi giao tiếp với xã hội thì nhất định sẽ tôn trọng và duy hộ Pháp ở tầng thứ nhân loại. Sẽ không làm ra những thứ bất thường, khác thường. Kiểu như cho rằng cứ phải làm đạo sỹ điên, hòa thượng khùng, v.v. hay gì đó thì mới tốt [3]. Người chân tu sẽ không làm thế đâu.

Nếu là môn phái tính mệnh song tu, thì nhất định sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho đại chúng. Ai chỉ cần làm người tốt, sống cuộc sống bình thường, thì dù không tu lên cao, cũng được lợi ích sức khỏe.

Tuy trở thành một môn truyền rộng ra đại chúng, như một hoạt động quần chúng, nhưng phần tinh anh luôn luôn phải là chân tu, không để lẫn những thứ của tầng thấp vào môn phái, cũng không thể biến thành phong trào quần chúng thuần túy. Người chân tu càng không thể biến chỗ tu luyện thành nơi tham quan du lịch gì đó.

Bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Có gì chưa thấu tình đạt lý, mong độc giả lượng thứ.

Thiên Đức
Tác giả gửi Trí Thức VN

Nguồn: Trithucvn.net

Các bài viết liên quan:

[related_posts_by_tax title=""]

VIDEO GỢI Ý

[youlist randomvid="2ixVsuU5MOw, Ongzpm5qN18, FrPYclwSF_A, nX8VpCywqD0, ZXketPYULb0, Gme6hDduhDQ, o_yK8hgb5-Y, 8PlXEoD-_9U, qDMQPIoSdPs, whmtXT5Zgrk, 8x3SFMa7hP0, jGv3n2Uhi4U" showinfo="1" width="768" height="480" class="youlist" autohide="2" autoplay="0" disablekb="0" theme="dark" modestbranding="0" controls="1" color="red" fs="1" rel="0" start="0" loop="0" iv_load_policy="1" version="3" style="" vq="" nocookie="0" https="1" wmode="" parameters=""]

Hits: 78

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU