Chủ Nhật, 24 Tháng Chín 2023

3 đặc điểm của người đàn ông có bản sự

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che lấp được ánh sáng rực rỡ mà nó phát ra. Trân châu thực sự tuy rằng chìm dưới đáy nước sâu một trăm nhận cũng không thể che lấp được ánh sáng xán lạn mà nó phát ra”. Con người cũng là như vậy, người có thực tài, chân chính có bản sự thì nhất định có chỗ hơn người, dù cho họ không tự thể hiện ra thì người khác cũng dễ dàng cảm nhận thấy được. 

người cao thượng

Một người chân chính có bản sự (năng lực), thông thường đều có ba đặc điểm sau. Nếu trong cuộc sống chúng ta gặp được những người như vậy thì nên kết thâm giao sẽ học hỏi được rất nhiều lợi ích.

1. Khiêm tốn, không khoe khoang tài năng

Trong sách “Thái Căn Đàm” viết rằng: “Đạm bạc chi sĩ, đa vi nùng trang giả sở nghi; kiểm sức chi nhân, đa vi phóng tứ giả sở kị”, ý tứ chính là thông thường những người càng thích khoe khoang thì càng không có bản sự. Trái lại, những người có bản sự thì càng là những người kín đáo, không để lộ tài năng của mình. Những người này, họ giống như “núi cao mà không nói, nước sâu chảy chậm”.

Cuối thời Chiến Quốc, nước Tần tấn công nước Triệu. Triệu Vương bổ nhiệm Triệu Quát, người thường xuyên ở trước mặt vua mà khoe khoang kiến thức dùng binh pháp của mình làm đại tướng. Kết quả, dưới sự dẫn dắt của Triệu Quát, 40 vạn quân của nước Triệu bị đại tướng quân nước Tần là Bạch Khởi dẫn quân giết chết. Cũng từ đó, câu chuyện “Luận binh trên giấy” của Triệu Quát trở thành trò cười cho thiên hạ.

Mã Tắc nhà Thục Hán thời Tam Quốc cũng là người hay thích bàn luận việc quân sự và kiến thức dùng binh trước mặt người khác. Vì thế, Mã Tắc rất được Gia Cát Lượng trọng dụng. Nhưng Lưu Bị trước khi mất lại khuyên Gia Cát Lượng không nên trọng dụng Mã Tắc vì ông là người khoác lác và hay nói quá sự thật. Gia Cát Lượng không nhận ra điều ấy, lại phong Mã Tắc làm tham quân. Đáng tiếc, cuối cùng chính vì tâm kiêu ngạo và năng lực khuyết thiếu của mình, Mã Tắc khiến Nhai Đình thất thủ, bản thân ông cũng bị chém đầu khi mới 39 tuổi.

Người có bản sự chân chính xưa nay đều thể hiện ra bên ngoài thì cẩn thận dè dặt, bên trong nội tâm thì sáng tỏ, ẩn nhẫn, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài. Họ không đặt tâm vào lời nói mà đặt tâm vào việc làm, từ trong việc làm mà thể hiện ra năng lực của mình. Cho dù họ không nói ra nhưng việc làm của họ khiến người khác thán phục.

2. Nghiêm khắc yêu cầu bản thân

Nhà triết học triều Minh, Vương Dương Minh nói rằng, làm người phải có trách nhiệm với chính mình thì mới có tâm khắc kỷ (khắc chế bản thân), có tâm khắc kỷ thì mới thành tựu được bản thân mình. Ông cho rằng, cao độ của một người được quyết định bởi mức độ yêu cầu bản thân của người đó. Người càng có yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân thì cao độ mà người đó đạt được càng lớn.

Những người có bản sự, có năng lực đều yêu cầu cao đối với chính mình, đồng thời họ cũng nghiêm khắc thực hiện những yêu cầu đó. Hay nói cách khác là họ có đủ kiên quyết, nghiêm ngặt đối với chính mình.

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên khi còn trẻ là người nghiện thuốc lá. Trên tay ông thường xuyên cầm tẩu hút thuốc, thậm chí tẩu hút thuốc trở thành vật bất ly thân của ông. Nhưng mỗi lần hút thuốc xong, Tăng Quốc Phiên lại cảm thấy miệng và lưỡi đều khô và buồn ngủ. Thời gian sau, ông thấy sức khỏe thể xác và tinh thần của mình suy yếu đi rất nhiều. Vì thế, Tăng Quốc Phiên bắt đầu bước vào con đường cai bỏ thuốc lá.

Trong cuốn nhật ký của mình, Tăng Quốc Phiên viết: “Mỗi ngày trôi qua tôi lại thấy mình kém đi, đó đều là vì hút thuốc quá nhiều, cho nên đã hạ quyết tâm bẻ gãy tẩu thuốc, thề từ nay vĩnh viễn không hút thuốc nữa. Nếu như tôi nuốt lời thì xin ông trời trách phạt”.

Cứ mỗi lần muốn hút thuốc, Tăng Quốc Phiên lại dằn lòng và vượt qua được. Cuối cùng, rốt cuộc Tăng Quốc Phiên đã bỏ được thói quen hút thuốc nhiều năm.

Dựa vào kinh nghiệm cuộc đời mình, Tăng Quốc Phiên viết rằng, cam chịu khổ cực, dốc lòng vượt qua khó khăn trở thành vĩ nhân lừng danh một thời. Một người bắt buộc phải yêu cầu nghiêm khắc chính mình, tu chỉnh chính mình, không ham nơi thoải mái mới có thể phát huy được hết năng lực và trí tuệ của bản thân.

3. Trong lòng có chính khí

Trong tác phẩm “Chính khí ca” của tác giả Văn Thiên Tường, thừa tướng đồng thời là thi sĩ nổi tiếng triều Nam Tống viết rằng: “Thiên Địa hữu chính khí, tạp nhiên phú lưu hình. Vu nhân viết hạo nhiên, phái hồ tắc thương minh”, nghĩa là giữa Trời và Đất có một loại chính khí, dựa vào loại chính khí này vạn vật mới có thể sinh sôi nảy nở không ngừng.

Năm 279 TCN, vua nước Tần là Tần Chiêu Tương Vương phái sứ giả báo tin cho vua nước Triệu là Triệu Huệ Văn Vương, ước hẹn gặp ông ở Thằng Trì Tây Hà. Trên bề mặt, Tần Vương muốn cùng Triệu Vương gặp gỡ thân thiện hữu hảo nhưng kỳ thực là muốn đe dọa Triệu Vương để nước Triệu chịu khuất phục nước Tần.

Lúc ấy, nước Tần đang mạnh mẽ còn nước Triệu thì yếu nhược, Triệu Vương cũng rất sợ hãi trước Tần Vương. Vì thế, Triệu Vương không muốn đi gặp mặt Tần Vương nhưng lại không thể không đi. Cuối cùng, Lận Tương Như phò tá Triệu Vương đi gặp Tần Vương.

Trong bữa tiệc, Tần Vương đột nhiên nói với Triệu Vương: “Quả nhân nghe nói Triệu Vương giỏi chơi đàn, thỉnh ngài tấu một khúc”. Triệu Vương không dám phật ý Tần Vương nên đã tấu một khúc nhạc.

Quan sử của nước Tần không bỏ lỡ thời cơ, lập tức ghi lại cảnh đó như sau: “Ngày … tháng … năm, Tần Vương uống rượu cùng Triệu Vương, đã lệnh cho Triệu Vương đánh đàn.”

Lận Tương Như thấy vậy cho rằng đó là nỗi nhục lớn của nước Triệu, liền bước lên trước nói với Tần Vương: “Đại Vương chúng tôi cũng nghe nói Tần Vương tinh thông âm nhạc, kính xin Tần Vương chơi một đoạn nhạc để mọi người cùng được vui vẻ với nhau.”

Nói xong, Lận Tương Như dâng phữu sành (nhạc cụ cổ) lên cho Tần Vương. Thế nhưng Tần Vương nổi giận nhất định không biểu diễn. Lận Tương Như lại bước lên và trợn mắt áp chế nói: “Trong vòng 5 bước chân nữa, nếu ngài không chơi sẽ đổ máu đấy”.

Quân lính của Tần Vương muốn chặt đầu Lận Tương Như nhưng ông đã trừng mắt nhìn lại, quân lính hai bên đều khiếp vía. Tần Vương bất đắc dĩ đành gõ một đoạn nhạc. Lận Tương Như quay đầu nói với sử quan nước Triệu: ” Viết là ngày… tháng…  năm, Tần Vương đánh phữu cho Triệu Vương nghe.”

Trong cuộc sống, có một số người thường hay dựa vào đường ngang ngõ tắt, giở thủ đoạn bỉ ổi để kiếm lợi. Đôi lúc, họ có thể kiếm được chút lợi ích vụn vặt nhưng sớm muộn cũng chuốc lấy tai ương. Người thực sự có bản lĩnh tuyệt đối không bao giờ chọn đi cách ấy mà luôn chọn con đường quang minh chính đại, làm việc chính trực, bước từng bước vững chãi và kiên định.

Theo Secretchina
An Hòa biên tập
Nguồn: trithucvn.net

Hits: 17

Bài nên xem:

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì?

Đơn giản là - hiểu sai thì sẽ có ứng xử hành động sai, ứng xử hành động sai thì kết quả không tốt cho mình [và kể cả người thân], vì người ta nghĩ gì làm gì thì đều sẽ phát sinh một kết quả về sau, đó là quy luật. Cụ thể việc này ra sao? Các bạn đọc ở vế sau bài viết, chúng tôi cần nói một chút về bối cảnh và đầu đuôi sự việc các bạn mới có thể hiểu hết.

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam luyện công (Nguồn ảnh: Internet)

Có một điều mà rất nhiều người vướng phải, ấy là cho rằng Pháp Luân Công là tà đạo, làm chính trị. “Chẳng đúng thế sao, đài báo ti vi, trên mạng trên facebook họ nói đầy đấy thôi, đài báo nhà nước cũng nói đấy thôi”. Bạn nói thể chẳng phải rất ư là định kiến theo số đông và bất công sao? Chúng ta ai cũng nói câu tôi nghe gì cũng là “nghe bằng hai tai” hoặc “không biết thì cũng không nên nghe này kia mà nói lung tung”, nhưng bạn đang dùng hai tai mà nghe mà tin cùng một luồng thông tin nói xấu, trang web và sách của Pháp Luân Công công khai trên mạng, muốn biết tốt xấu thì xem trực tiếp nghe trực tiếp những gì họ học họ làm thì sẽ rõ hết chứ đâu cần nghe qua ai. Là “tà đạo” thì giáo lý việc làm của nó nhất định phải liên quan đến điều ÁC. Là “làm chính trị” thì nó nhất định phải tranh quyền tranh chức hay cái ghế của ai đó, hay là liên quan đảng phái đấu đá,vv… Pháp Luân Công không có những điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng việc tìm hiểu những điều họ học tại trang web chính thống của Pháp Luân Công [https://vi.falundafa.org/] có chữ nào là dạy làm ác, có chữ nào là kêu đi làm chính trị đảng phái. Đôi khi chúng ta sống một đời cùng vợ chồng, cha mẹ, thân thiết như vậy nhưng cũng không hiểu hết họ, huống hồ một tình huống mà chúng ta ở ngoài  và nghe qua như Pháp Luân Công.

Nhưng đài báo ti vi nhà nước cũng nói như vậy” - đài báo ti vi nhà nước cũng rất nhiều kênh, có kênh nói có kênh không, đài báo ti vi cũng là người có hiểu đúng và hiểu sai, có người đưa tin sự thật và có người đưa tin theo “ý đồ” của cá nhân người viết, việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã cách đây 23 năm [1999], bây giờ họ viết bài cũng chỉ dựa vào tài liệu lượm lặt trên mạng hoặc bên nhà nước TQ đưa qua, đây chẳng khác nào là “lấy “sự thật” được nói ra từ miệng tên giết người cưỡng bức rồi về đưa tin về vụ án mà nó gây ra”, và sự thật mà tên giết người đó nói là nó có lý do hợp lý để giết người và cưỡng bức - trớ trêu thay đây là chỗ mà nhiều người tin theo.

Quay ngược thời gian nói về việc này, HitsLe khi diệt chủng  6 triệu người Do Thái hắn ta cũng làm công tác tuyên truyền, nhiều người dân Đức lúc bấy giờ cũng ủng hộ và đồng quan điểm với nó, nghe nói hắn cũng cho rằng người Do Thái muốn lật đổ và “làm chính trị”. Cho đến hôm nay nhân loại nhìn nhận hắn là kẻ diệt chủng tàn ác và là điển hình của tội ác với nhân loại.

Thời Kmer đỏ thổng trị Campuchia đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người, nó đương nhiên cho đài báo tuyên truyền rằng những người bị giết là thành phần "phản đảng, làm chính trị, phản cách mạng" (Khmer đỏ cũng là ĐCS và được Trung Cộng tiếp tay), một kiểu đại loại như thế. Nhân dân Campuchia thời đó cũng nhiều người đồng quan điểm và tin theo tuyên truyền của Pol Pot. Và giờ đây cả thế giới đã phán xử, nhân loại cũng biết về tội ác diệt chủng của nó.

ĐCSTQ đàn áp gia đình học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Nguồn ảnh: Chánh Kiến Net)

So sánh về mức độ tàn ác thì ĐCSTQ còn nhỉnh hơn HitLe và PolPot, lý do gì khiến bạn tin vào vu khống của nó về Pháp Luân Công rồi cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo, làm chính trị,vv…” trong khi cha ông của người Việt nhiều người đã chết nơi biển đảo hay biên giới vì đạn dược của Trung Cộng,  rất có thể sẽ rơi vào tình huống của người dân thế giới thời bấy giờ tin và nghe theo tuyên truyền của HitLe hay PolPot trước khi tội ác của nó chưa bị phơi bày.

Lại nói tôi tin vào đài báo của nhà nước Việt Nam chứ chẳng tin vào đài báo ĐCSTQ, đúng rồi, nhiều đài báo láng giềng của Đức cũng đưa tin theo tuyên truyền của HitLe và người dân láng giềng thì tin vào tuyên truyền của nhà nước họ, gián tiếp tin theo thôi.

Dẫn ra các ví dụ trên để nói về cách chúng ta tiếp nhận thông tin đài báo, phải chăng chúng ta có lần đã tự lừa mình theo cách trên khi phán đoán nhận định về một ai đó?

Hiểu về Pháp Luân Công thế nào cho đúng? 

Pháp Luân Công là một môn tu thuộc trường phái Phật, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu tâm và hành xử hàng ngày, kèm thêm 5 bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe. Người tu luyện Pháp Luân Công đa phần đạt được lợi ích to lớn về đạo đức và sức khỏe, điều này tạo thành sức hút mạnh mẽ khi vào 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo học (1/10 dân số TQ lúc bấy giờ).

Cảnh luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999 (Ngồn ảnh: Minh Huệ Net)

Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công chủ yếu là vì sự ganh tỵ: 100 triệu là lớn hơn số đảng viên ĐCSTQ thời bấy giờ [70 triệu], nó không chịu được việc có một đoàn thể nào lớn hơn nó. Nó cũng không chịu được khi sách của Pháp Luân Công (cuốn Chuyển Pháp Luân) thì người dân TQ người người tìm đọc, chuyền tay nhau đọc trong khi sách của nó (các sách về đảng) thì phải cưỡng chế nhồi nhét vào đầu người dân. Nó không chịu được vì người học Pháp Luân Công tin Thần kính Phật trong khi nó muốn lòng kính trọng Thần của người dân không được lớn hơn việc tôn thờ nó, nó muốn người dân coi đảng là nhất. Nó ganh tỵ vì người tập Pháp Luân Công lúc đó rất nhiều người tự nguyện làm việc tốt trong khi đảng viên của nó thì thỉnh thoảng mới có một tấm gương người tốt điển hình. Nó [Giang Trạch Dân - tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ] không chịu được việc vợ, cũng như cấp dưới của nó hết lời ca ngợi đức độ của vị Sư phụ Pháp Luân Công, không chịu được việc người dân TQ kính trọng vị thầy của Pháp Luân Công từ tấm lòng trong khi nó là một lãnh tụ lại không có được điều này.

Tất cả điều trên khiến Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công. Có người không thể nào tin được việc một lãnh tụ cấp cao lại đem lòng ganh tỵ và nghe phi lý, chủ yếu là vì họ vốn quan niệm rằng cấp cao là có đạo đức tư cách tốt, trong khi lịch sử nhân loại cho thấy ngay rất nhiều bậc vua chúa gọi là “hôn quân vô đạo”, lãnh đạo cấp cao nhưng nó cũng là người  không phải Thần Phật, là người mà ở vị trí nào mà không giữ được đạo đức thì cũng hành xử tệ thôi, chẳng phải thời hiện nay chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tham quan ghế to chức to cũng làm điều xằng bậy đấy sao, núi thì to nhưng không phải không có rắn độc. Việc Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã có nhiều quốc gia lên án và truy tố về tội ác này.

Thế giới lên án tội ác của Giang Trạch Dân. Ông ta sẽ bị trừng phạt vì đã đã tiến hành bức hại Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Tinh Hoa)

Khi bạn hiểu sai về Pháp Luân Công, thì sẽ dẫn đến việc gì? Hiểu sai thì sẽ phát sinh ác cảm hoặc thù ghét phỉ báng, hoặc tham gia trực tiếp vào việc phá họ. Nhưng Pháp Luân Công là Phật Pháp, ác cảm hay thù ghét phỉ báng họ cũng chính là đang ác cảm thù ghét phỉ báng đối với Phật Pháp, ứng xử với Phật Pháp cũng tương đương với đang ứng xử với vị Thần vị Phật hoặc đệ tử của họ. Người có đức tin vào Thần Phật ai cũng biết rằng, khi một người thù ghét, xúc phạm, phỉ báng Thần Phật, Phật Pháp [dù chỉ là ý nghĩ trong tâm] thì sẽ tạo thành tội nghiệp to lớn và chịu báo ứng bi thảm vì tội nghiệp này. Có một điều dễ khiến người sai lầm ấy chính là họ không tin vào báo ứng và cho rằng chuyện viển vông mê tín, nói rằng tôi chả thấy ai bị báo ứng cả. Vì sự thật chẳng báo chí hay nhà nước nào đi thống kê “nhân quả báo ứng cả”, và đương sự bị báo ứng lúc đó họ chẳng thể đội mồ dậy nói cho chúng ta nghe, những chuyện nghe được từ dân gian hay người truyền lại thì lại cho là mê tín viển vông. Người Việt nói: “có kiêng có lành”, kính trọng Thần Phật hay tín ngưỡng chân chính thì chẳng mất gì cả, đương nhiên lành mà không có hại, còn việc xúc phạm một tín ngưỡng hoặc đoàn thể tín ngưỡng khác chỉ vì những điều của họ khác với nhận thức của bạn lại là việc rất không nên, có hại, bởi vì họ không tổn gì bạn cả. Nếu mà vô tri hùa theo đám ông mà ứng xử sai với những điều liên quan đến Thần Phật, Phật Pháp, hay cá nhân đoàn thể tín ngưỡng thì lại càng không nên.

Chúng tôi vừa nói cho bạn biết sự thật về Pháp Luân Công và lý do vì sao bạn cần hiểu đúng về nó, mục đích không phải vì để bạn học Pháp Luân Công, mà vì đây là Phật Pháp. Chúng ta không nên thù hận Phật Pháp, nếu không sẽ mang tai họa đến cho bản thân. Và khi nói về tội ác ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, thì đương nhiên cần chỉ đích danh kẻ gây tội ác là ai. Chỉ đích danh ĐCSTQ thì phải có chữ “đảng”, có chữ “đảng” trong trường hợp này nào có liên quan gì đến chính trị. Đây cũng chính là điểm mà nhiều người vin vào để nói rằng Pháp Luân Công làm chính trị, chỉ vì có nhắc đến một chữ “đảng”.

Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn (Nguồn ảnh: Pinterest)

Khi bạn hiểu đúng, bạn sẽ không thù ghét ác cảm với Pháp Luân Công, không phỉ báng Phật Pháp, không hùa theo tuyên truyền vu khống của Trung Cộng, sẽ không phải chịu những gì liên quan đến báo ứng đối với việc này. Hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thường nói điều này, không hùa theo Trung Cộng trong tội ác mà nó làm đối với Pháp Luân Công thì sẽ không bị họa lây khi trời diệt nó. Hiểu được rằng Pháp Luân Đại Pháp - Chân Thiện Nhẫn là tốt thì sẽ có được phúc báo và bình an - may mắn. Chúng tôi chính mong muốn điều này cho bạn và người thân của bạn! Công đạo trong lòng tự bạn soi xét có thể hiểu được!

Tác giả: Pháp đồ

Nếu quý độc giả có câu chuyện hay, bức ảnh đẹp, lời thơ sâu lắng... có ý nguyện cùng chúng tôi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống. Xin vui lòng gửi về hòm thư: admin@quayvetruyenthong.org

Có thể bạn quan tâm:

BÀI VIẾT XEM NHIỀU