Thoát Khỏi “Lạc Hậu” Hay Đánh Mất “Tinh Hoa Truyền Thống”?

0
352

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cụm từ dường như đã trở nên quen thuộc và trở thành chuẩn tắc, tôn chỉ phát triển trong kỷ nguyên hiện tại. Sự phát triển tột bậc của khoa học, cái tân tiến của kĩ thuật cùng với những phát minh công nghệ mới liên tiếp được trình làng cho đến những máy móc thiết bị có thể đảm đương, thay thế hết thảy những kĩ năng của con người, bất kể đó là việc lớn hay nhỏ, việc khó hay đơn giản. Tất cả đều được thực thi suôn sẻ bởi “bàn tay ma thuật của Robot”. Thật tuyệt vời!

Hình ảnh có liên quan

Ảnh: Internet

Nhưng, hãy bình tâm và chớ vội mừng. Dân gian có câu “Lợi bất cập hại” hay “Lợi chẳng bù hại”, tưởng là có lợi nhưng thực ra cái hại còn lớn hơn. Việc khoa học công nghệ tiếp sức cho con người, cung cấp tiện nghi giúp chúng ta có thể “nhàn” hơn chút đỉnh. Thoạt nhìn, thì chẳng phải là vấn đề gì to tát cả, thế là tốt chứ sao, mang đến tiện ích đến thế kia mà. Không những vậy, nó còn là cánh tay đắc lực đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững đa lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia, vậy làm sao có thể không ca ngợi, không tôn vinh những thuận tiện mà nó mang lại cho cuộc sống .

Nhưng cho đến nay bản chất “con dao hai lưỡi” của công nghệ khoa học đã được phơi bày, chúng gần như thâu tóm hết thảy quyền lực, chiếm trọn thế thượng phong và khiến loài người tự nguyện trở thành nô lệ thông qua việc làm suy yếu đi hành vi lao động, bản năng sinh tồn và nhận thức cảm tính, lý tính vốn có. Thay vào đó, là những thói quen xấu, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực như: ích kỷ, tham lam, khoe khoang, …v.v..

Giờ đây, chúng ta hãy thử cùng nhau ngẫm lại đôi chút về tính cách, phong thái người xưa trong thời công nghệ vẫn chưa xác lập chỗ đứng, thời mà hoàn cảnh còn chấp chứa biết bao điều cơ cực và thiếu thốn; có đúng hay không là họ rất cần cù siêng năng, chăm chỉ tháo vát, nhẫn nại bền chí từng chút từng chút một, ở bên trong họ luôn duy trì thường hằng, nuôi dưỡng một tinh thần vượt khó vươn lên đáng khâm phục. Mặc dù hoàn cảnh không thuận buồm xuôi gió nhưng lại càng là động lực thúc đẩy họ thăng hoa từ bản chất tâm hồn, thích ứng tốt với các biến động bên ngoài mà không một chút do dự, than thán. Tuy nhiên, xã hội nhân loại hiện tại lại có xu hướng đi theo diễn biến ngược lại. Lấy giả dụ, trong nông nghiệp thì chỉ cần một vài thao tác máy móc là có thể tưới cây, bón phân. Trong trao đổi thông tin, giao tiếp thì chỉ cần một chiếc điện thoại, một cú lick chuột là xong, chẳng cần phải gặp mặt nhau. Trong các ngành nghề lao động chân tay hay nghề thủ công truyền thống thì các trang thiết bị máy móc được áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hiệu sức và cắt giảm được số lượng nhân công ,.. v.v

Kết quả hình ảnh cho máy trồng cây

Ảnh: Internet

Tiện lợi năm phần nhưng bất lợi bảy phần. Điều này cũng ngấm ngầm khiến phẩm chất nội tại của con người có nhiều thay đổi đáng kể . Từ một hình mẫu tháo vát siêng năng trở nên lười nhác, từ phong thái cởi mở chân tình cho đến chỉ biết cuối gầm mặt xuống chiếc điện thoại thông minh, cậy nhờ vào các phương tiện điện tử; từ bản lĩnh kiên trì từng bước từng bước rồi trở nên nóng vội mong muốn thành công chỉ trong một sớm một chiều. Đây là những hệ lụy nguy hại ẩn chứa bên trong cái gọi là khoa học tiên tiến. Cuối cùng, mối đe dọa lớn nhất mà nền văn minh nhân loại phải đối mặt chính là “những gì”, “những cái”,”những nghề” ,”những tinh hoa của truyền thống bị mai một từng ngày và hủy hoại đến không còn dấu vết” gì.

Ở một phương diện góc nhìn của cá nhân, điều khiến cho một chủng tộc đất nước vốn được xem là phát triển nhưng lại dễ dàng đi về suy vong chính là đánh mất đi nguồn cội, bản sắc văn hóa truyền thống đã được hình thành qua bao năm tháng dài đằng đẳng. Mà nguyên đây chính là nền tảng nâng đỡ đạo đức nhân loại tránh khỏi nguy cơ tụt dốc, lệch lạc. Nếu truyền thống bị tiêu mất thì đạo đức cũng tất yếu sớm suy đồi. Vậy khoa học kĩ thuật phát triển có ý nghĩa gì và để khẳng định cho điều gì?

Thoát khỏi “lạc hậu” hay đánh mất “tinh hoa truyền thống”?

(Pháp Đồ)