Chú thích: Lá trong bài viết là nói về những chiếc lá không thuận theo quy luật tự nhiên “lá rụng về cội”, cũng giống những con người mãi mê nơi trần thế mà quên đi nguồn cội, không biết đường về.
Đời người có ai mà chưa từng khổ. Dẫu thọ mệnh mỗi người dài ngắn khác nhau, đức nghiệp nhiều ít khác nhau, địa vị và chức nghiệp khác nhau. Nhưng khổ thì hỏi có ai chưa từng trải. Bởi vậy, Phật gia giảng: “Đời là bể khổ”. Vậy làm sao thoát khổ, thoát khổ để đạt đến điều gì? Câu hỏi ấy có lẽ không ít người đã từng nghi vấn. Hôm nay Khai Tâm sẽ cùng quý độc giả đàm luận đôi chút về vấn đề này nhé!
“Làm sao thoát khổ, thoát khổ để đạt đến điều gì?” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Người đời vẫn luôn đi tìm giải pháp để thoát khỏi cái khổ, nhưng lại ít ai biết rằng muốn thoát khổ trước tiên phải hiểu căn nguyên của khổ là gì, rồi mới có thể từ trong chính cái khổ ấy mà thoát xuất ra.
Vậy căn nguyên của khổ là gì?
Cũng có người nhìn nhận rằng, căn nguyên của khổ là nghèo. Bởi vậy người ta cũng thường nghĩ rằng cái nghèo đi liền với khổ, nên mới gọi là “nghèo khổ”. Bản thân tôi cũng đã từng nghĩ như vậy đó.
Tôi sinh ra trong một gia đình có thể nói là thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống gia đình gặp nhiều mâu thuẫn, có lẽ là vì cuộc sống quá khó khăn. Tôi nghĩ nhiều và thương cha mẹ lắm, nên tôi nghĩ có lẽ cách tốt nhất để vượt qua cái khổ chính là “thoát nghèo”. Chỉ cần thoát nghèo thì gia đình mình sẽ không còn khổ nữa. Vậy nên, ngay từ khi còn rất nhỏ tôi đã cố gắng làm đủ thứ nghề, để giúp đỡ cha mẹ cải thiện cuộc sống. Dần dần cuộc sống gia đình có khá hơn đôi chút, nhưng khổ thì vẫn hoàn khổ. Cha mẹ bảo tôi rằng: “Con à, cố gắng học cho tốt để sau này thoát cái cảnh theo đuôi con bò”, tôi hiểu ý cha mẹ là làm nông sẽ khổ. Thế là tôi gắng sức học hành, theo đuổi sự nghiệp. Nhưng rồi khi lên thành phố, tôi lại chứng kiến bao nhiêu cảnh khổ của người giàu, họ không những khổ vì tiền mà còn khổ vì bệnh. Tôi chợt nhận ra rằng, căn nguyên của khổ không nhất định đến từ nghèo, bởi là dù giàu hay nghèo thì vẫn khổ. Không chỉ có vậy, đời người còn có trăm thứ khổ. Nóng không chịu được cũng khổ, lạnh không chịu được cũng khổ, đói cũng khổ, mệt cũng khổ,… Những thứ làm cho thân thể người ta khó chịu đều là khổ. Mà đó chỉ mới là khổ trên thân xác thôi, khổ về tinh thần còn lớn hơn nữa. Tất cả những thứ ủy khuất, nóng giận, thống hận, tật đố, tranh đấu,… đều sẽ đưa đến cho con người ta sự thống khổ.
“Căn nguyên của khổ không nhất định đến từ nghèo, bởi là dù giàu hay nghèo thì vẫn khổ” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Vậy thì rốt cuộc con người vì sao khổ?
Tôi vẫn không tìm được câu trả lời mãi cho đến khi tôi gặp được Đại Pháp và bước trên con đường tu luyện. Thông qua quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tôi đã hiểu ra rằng, con người khổ chính là do tạo ác nghiệp mà thành. Mà đời người lại trải qua vô số luân hồi, trong mỗi đời lại tạo rất nhiều ác nghiệp, tạo càng nhiều nghiệp thì càng thống khổ.
Vậy làm sao thoát khổ? Chính là tu tâm.
Chỉ có tu dưỡng nội tâm, không ngừng gột rửa thân và tâm, tích đức hành thiện, xa rời điều ác thì mới có thể hoàn toàn thoát khỏi cái khổ, đi đến bến bờ hạnh phúc.
“Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, và hơn 100 triệu người đã được hưởng lợi ích từ việc tập Pháp Luân Công” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Ngày xưa, ngay khi vừa bắt đầu đi học chúng ta đã được dạy rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, ai cũng có lòng từ thiện. Điều được dạy đều là làm người tốt như thế nào, đối nhân xử thế ra làm sao? Ông bà xưa cũng thường dạy câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Có thể thấy rằng điều mà trong văn hóa truyền thống chú trọng nhất là đức và đạo. Có đức thì có đạo, mất đức thì vô đạo. Kẻ vô đức, vô đạo sẽ bị người đời khinh rẻ cười chê, quỷ thần trừng phạt, chết sẽ bị nhập địa ngục chịu tội. Do đó ngày xưa người ta muốn làm người tốt thì đều có một tiêu chuẩn nhất định để tuân theo, từ đó điều chỉnh lối sống, hành vi phù hợp với chuẩn tắc làm người. Do vậy có thể thấy rằng làm người tốt không khó.
“Trong văn hóa truyền thống chú trọng nhất là đức và đạo” (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngày nay, thuận theo trào lưu của xã hội hiện đại, những thói hư tật xấu cũng dần dần du nhập vào. Nhất là từ khi internet bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới, điện thoại thông minh và máy tính ra đời. Con người ta phần nhiều đã bị nó thao túng, đủ thứ văn hóa biến dị thâm nhập vào đầu não, những thứ sắc tình, luyến ái xuất hiện tràn lan trên màn ảnh. Con người ta dần dần bị những thứ độc hại ấy ngấm sâu vào đầu não mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống, những chuẩn tắc để làm người tốt. Do đó việc muốn trở thành người tốt cũng là quá khó rồi, vì không còn chuẩn tắc đạo đức để tuân theo.
Thực ra, trong văn hóa truyền thống vốn không hề có những thứ ấy, chính là từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc cướp đoạt chính quyền, thống trị người dân Trung Quốc nó mới làm ra những thứ ấy. Bởi vì Trung Cộng là chính quyền tà ác, vô Pháp, vô Thiên, đấu trời, đấu đất, đấu người. Không ngừng tuyên giảng những thứ vô thần luận, triết học đấu tranh sinh tồn, phỉ báng Thần Phật, chà đạp tín ngưỡng, lương tri. Trong xã hội Trung Quốc hiện tại thì việc các quan chức bao tình nhân, bao bà hai đã trở thành vấn đề thời thượng; “coi khinh kẻ nghèo hèn, chứ không coi khinh phường kỹ nữ”, “đạo đức bao nhiêu tiền một cân?”.
“Trung Cộng là chính quyền tà ác, vô Pháp, vô Thiên, đấu trời, đấu đất, đấu người” (Nguồn ảnh: Tân Đường Nhân)
Từ khi Trung Cộng lên nắm chính quyền thì nó không ngừng khủng bố người dân, chà đạp tín ngưỡng và tự do cá nhân. Từ “Đại Cách Mạng Văn Hóa” đến “cuộc đàn áp lục tứ tại Thiên An Môn”, và gần đây nhất là đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công – những người dân lương thiện, chỉ muốn làm người tốt theo Chân Thiện Nhẫn. Có thể thấy rằng tội ác của Trung Cộng đã khiến toàn dân oán thán, Trời đất phẫn nộ. Không chỉ dừng lại ở đó Trung Cộng còn dùng một lượng tiền khổng lồ để thao túng truyền thông trong và ngoài nước che mắt thiên hạ, giả mạo tự thiêu ở Thiên An Môn, vu khống cho Pháp Luân Công là tà giáo, còn vỗ ngực nói rằng nhân quyền của Trung Cộng là tốt nhất, không biết lợm giọng là gì.
Đối với những quốc gia láng giềng như chúng ta thì chịu độc hại của Trung Cộng là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên không ít người dân Việt Nam vì nghe theo tuyên truyền vu khống của Trung Công mà cũng cho rằng Pháp Luân Công là không tốt, cho rằng Trung Cộng đàn áp thì chắc hẳn có lý do. Thậm chí khi những học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng giải khai hiểu lầm cho họ thì họ cũng không tiếp nhận, thậm chí có người còn nói rằng thiếu gì môn không tập sao cứ phải tập Pháp Luân Công làm gì, lại còn nói rằng chính quyền chưa cho phép. Thử hỏi “làm người tốt cũng cần xin phép hay sao?”, vả lại Pháp Luân Công đối với xã hội là trăm điều lợi mà không có điều hại nào, chẳng phải càng nhiều người tốt thì càng tốt hay sao.
Tại Việt Nam cho đến nay đủ các thành phần trong xã hội đều tham gia tập Pháp Luân Công (Nguồn ảnh: Fb.com/Dafa.Great)_
Thật đáng tiếc nếu những ai vì nghe theo tuyên truyền giả dối của Trung Cộng mà hiểu lầm Pháp Luân Công, từ đó đánh mất cơ duyên. Hơn nữa Pháp Luân Công là Phật Pháp, nếu vì hiểu làm mà phỉ báng và bôi nhọ Phật Pháp thì hậu quả sẽ thế nào? Nhân quả báo ứng là thiên lý. Mong rằng những ai minh tỏ điều này mà chuyển biến tư tưởng, phân rõ chính tà, lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng, được Thần Phật che chở vượt qua đại nạn.
Ai có thể nắm giữ thời gian (Nguồn ảnh: quayvetruyenthong.org)
Trong cuộc sống, có lẽ danh và lợi là thứ mà nhiều người mong muốn có được. Danh là thứ người ta truy cầu, tiền là vật người ta muốn có được. Có lẽ vì danh vô hình vô tướng, nên không ít kẻ vì cầu danh mà dẫn đến thân bại danh liệt. Tiền là thứ hữu hình nhưng người đời lại không biết bao nhiêu là đủ, thế nên mới bị tiền dẫn dụ mà lao tâm.
Còn một thứ mà người đời muốn nắm giữ, đó chính là thời gian. Nhưng thời gian lại là thứ mà người đời khó nắm bắt, bởi thời gian vừa vô hình vô tướng, lại có tướng có hình. Chính vì nó vô hình nên không ai biết được nó nhanh chậm thế nào, chính vì nó hữu hình nên người đời muốn nắm giữ. Lại có câu nói rằng: “thời gian là vàng ngọc”. Vậy rốt cuộc thời gian là vật gì và ai tạo ra nó, thời gian đối với mỗi người liệu có giống nhau?.
Thực ra, bản thân thời gian là do Thần tạo ra, cũng do Thần nắm giữ. Con người chỉ là thông qua cảm thụ và nhận thức bên ngoài mà hình dung và đưa ra khái niệm vậy thôi, chứ bản thân thời gian là gì thì đối với xã hội nhân loại vẫn là một ẩn đố. Chẳng hạn nói một ngày là 24 tiếng đồng hồ, nhưng có lúc người ta nói rằng ngày hôm nay sao dài thế, có lúc lại thấy thời gian trôi quá nhanh. Lại có người muốn nắm giữ thời gian, có người còn muốn “giết thời gian”. Đối với những người có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời và yêu quý thời gian, thì thời gian đối với họ mỗi thời mỗi khắc đều đáng trân quý. Đối với những ai bi quan chán nản, thì lại muốn thời gian trôi qua thật nhanh. Nhưng lạ ở chỗ, càng muốn thời gian chậm lại thì lại thấy nó trôi nhanh, muốn thời gian trôi qua thật nhanh thì lại thấy thời gian thật chậm. Vậy nên con người luôn bị chế ước bởi thời gian.
“Thời gian là do Thần tạo ra, cũng do Thần nắm giữ” (Nguồn ảnh: vancokythu.net)
Thực ra tạo hóa vốn công bình, thời gian đối với mỗi người cũng công bình. Thần tạo ra xã hội nhân loại, cũng tạo ra thời gian cho xã hội nhân loại và an bài đường đời mỗi cá nhân một cách hoàn chỉnh. Chỉ có những ai biết quý tiếc thời gian, tận dụng thời gian để làm những việc có lợi cho xã hội nhân loại, tích đức hành thiện, xa rời điều ác thì mới được Thần coi sóc và bảo hộ. Bởi vì họ biết quý trọng những gì Thần an bài, và nghe lời thần dạy bảo. Còn với những ai không biết quý tiếc thời gian, dùng thời gian để làm những việc vô ích, lợi mình hại người, thì sẽ bị Thần trừng phạt. Bởi vì họ đã không biết coi trọng những gì thần lưu cấp cho họ.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau định nghĩa cho cụm từ “làm chủ bản thân”. Chung quy lại thì đều nói về sự kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ, hành động, lập trường, v.v. để đạt được mục tiêu, lý tưởng hay sự tham vọng mà người ta đã đặt ra ngay từ đầu. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào? Chúng ta hãy thử cùng bàn luận một chút để nhìn nhận xem chúng ta đã làm chủ được bản thân mình chưa nhé.
“Chúng ta từ khi sinh ra bổn tính vốn đã thiện lương” (Nguồn ảnh: Pinterest)
Đầu tiên là chúng ta có thật sự hiểu rõ chính mình? Tự mình phải biết rõ bản tính nguyên sơ của mình ra sao thì mới có thể giữ vững và làm chủ bản thân; bạn là người giả dối hay chân thật? Thiện lương biết nghĩ cho người khác hay vị tư ích kỷ chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân? Bạn là người biết nhẫn nhịn, kiên trì hay ai mắng ta ta mắng lại, thấy việc khó là nản lòng, là lảng tránh? Mạnh Tử – nhà tiền hiền nổi danh Trung Hoa khi xưa, Ông có thuyết rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Cho thấy rằng chúng ta từ khi sinh ra bổn tính vốn đã thiện lương. Thuở nhỏ chúng ta chưa bao giờ dám giả dối, dù chỉ một câu nói; chưa bao giờ dám nạt nộ, đánh đấm bất kỳ ai, tất nhiên cũng chẳng tranh giành tiền bạc hay địa vị nơi xã hội, vì lúc ấy chúng ta có biết những thứ đó là gì đâu… Song song với đó chúng ta mang trong tâm mình sự khoái lạc, an yên; cả ngày chẳng cần phải nghĩ ngợi toan tính; đến bữa cơm thì ăn căng bụng, tối đến lại ngủ rất ngon giấc, da dẻ cũng mềm mịn hồng hào, quả đúng với câu nói của người xưa “Tướng tự Tâm sinh”. Đó mới là bổn tính nguyên sơ, là tính cách thật sự của mỗi người.
“Những quan niệm bị xã hội thêm vào ấy, khiến con người ta quá mệt mỏi, đau đầu, tựa như không làm chủ đầu não được nữa…” (Nguồn ảnh: Internet)
Khi chúng ta trưởng thành, sống trong xã hội đầy đủ những loại người, và những quan niệm tạp nham dần dần dưỡng thành, ví như cái gọi là “người không vì mình trời tru đất diệt” đã khiến cho người ta ngày càng trở nên ích kỷ tự tư, vì lợi ích cá nhân mà làm điều xấu, lừa lọc, tranh giành, đấu đá, thậm chí đến giết người v.v. càng ngày càng đi ngược lại với bổn tính nguyên sơ, đi ngược lại với chính mình. Đầu óc người ta cứ lẩn quẩn không yên “hôm nay kiếm được bao nhiêu tiền? Đồng nghiệp, bè bạn có nói xấu sau lưng mình không nhỉ? Người đó có gì hay hơn mình mà lại được đề bạt, được mọi người tán dương, ngày mai phải kể cho mọi người nghe về tật xấu của người đó cho người đó biết tay”. Rồi đến một lúc những quan niệm bị xã hội thêm vào ấy, khiến con người ta quá mệt mỏi, đau đầu, tựa như không làm chủ đầu não được nữa, chỉ một tác động nhẹ từ bên ngoài cũng đủ để chi phối tư tưởng, tạo cho chúng ta từng cung bậc cảm xúc từ hoan hỷ cực độ cho đến túng quẫn tuyệt vọng. Thế thì bạn xem xem, bạn có đang làm chủ bản thân mình không?
“Tất cả các trang báo, đài truyền hình, phát thanh,.. đều đưa tin bịa đặt Pháp Luân Công là tà giáo, dàn dựng vụ tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An Môn làm cho tất cả những người Trung Quốc căm ghét và bài xích các học viên Pháp Luân Công” (Nguồn ảnh: Minh Huệ Net)
Tiếp nữa là chúng ta hãy bàn về sự phân biệt “Thiện và Ác”,“Đúng và Sai”, nó cũng là một phương diện để thể hiện được bạn có đang làm chủ bản thân không. Một người nào đó nói với bạn rằng: “cô đừng chơi với nhóm người đó, họ lừa gạt cô đấy”, có thể bạn sẽ không tin. Nhưng đến một ngày có quá nhiều người xung quanh bạn đều nói: “cô đừng chơi với nhóm người đó, tôi nghe nói họ toàn là người xấu”, lúc này chắc chắn bạn sẽ ít nhiều lung lay, mặc dù bạn chưa từng tiếp xúc với nhóm người đó bao giờ. Để chúng ta hiểu được rõ ràng hơn về phương diện này thì chúng ta tạm mượn một ví dụ có thật tại Trung Quốc hiện nay, nó đang là một vấn đề mà cả thế giới đang lên án. Năm 1992, tại Trung Quốc xuất hiện một môn khí công giúp người ta rèn luyện thân thể, quy hồi đạo đức theo Chân Thiện Nhẫn, minh chứng cho thấy rất nhiều người thông qua tập luyện mà thoát được những căn bệnh nan y, chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà trở thành người tốt có ích cho xã hội, môn này được gọi là Pháp Luân Công được cả thế giới ủng hộ; môn khí công tốt như thế trong vòng chỉ vài năm đã được người truyền người, tâm truyền tâm cho đến gần 100 triệu người theo tập thời đó. Họ chỉ đơn giản mỗi ngày ra công viên tập các bài công pháp rèn luyện thân thể, đọc sách để tu tính dưỡng tâm. Công tác trong xã hội họ cũng lại hoàn thành rất tốt. Nhưng rồi chỉ vì sự lo sợ quyền lực chính trị bị suy giảm, bởi vì số lượng học viên Pháp Luân Công đã nhiều hơn số lượng đảng viên của ĐCSTQ, ngày 20/07/1999 Giang Trạch Dân là người đứng đầu ĐCSTQ đã phát lệnh bức hại những người tập Pháp Luân Công bằng nhiều hình thức như bắt giam trái phép, tra tấn cực hình cho đến chết, mổ cướp nội tạng sống để bán thu lợi riêng, v.v. Bên cạnh đó là thâu tóm phương tiện truyền thông; bấy giờ tất cả các trang báo, đài truyền hình, phát thanh,.. đều đưa tin bịa đặt Pháp Luân Công là tà giáo, dàn dựng vụ tự thiêu giả tại quảng trường Thiên An Môn làm cho tất cả những người Trung Quốc căm ghét và bài xích các học viên Pháp Luân Công. Nếu như, bạn là một trong số những người dân Trung Quốc bấy giờ, bạn có tin hay không, trong khi những người xung quanh bạn và cả hệ thống chính quyền đều nói xấu về Pháp Luân Công? Trở lại trong cuộc sống của bạn, tất cả những chuyện bạn nghe người khác nói, nếu bạn là một người biết phân biệt rõ “Đúng và Sai”, “Thiện và Ác” bạn sẽ không vội vàng phán xét hay tỏ thái độ, mà điều đầu tiên là bạn sẽ tự mình tìm hiểu thử xem đó là chuyện gì, không chỉ nghe từ một phía.
“Hy vọng bạn nhận định được bổn tính nguyên sơ của mình và phân biệt rõ hơn về Thiện-Ác, Đúng-Sai”
Vừa rồi là một ít chia sẻ của chúng tôi về phương diện “làm chủ bản thân”, hy vọng rằng nó có thể góp phần giúp bạn nhận định được bổn tính nguyên sơ của mình và phân biệt rõ hơn về Thiện-Ác, Đúng-Sai. Từ đó mà làm chủ bản thân mình vững chắc hơn nữa. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi.
Có một con cá chép nọ hàng ngày sống trong hồ nước, tung tăng bơi lội, mỗi ngày đều dường như rất vui vẻ. Nó nghĩ rằng được sống ở nơi đây thật hạnh phúc biết bao, tha hồ vùng vẫy, giống như chốn thiên đường vậy. Nó mãi mê với những thú vui thực tại mà không biết được có con đường để cá chép ta có thể bơi ra sông lớn, có thể giải thoát cuộc sống tù túng trong hồ, sông lớn có thể cho nó cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại và nó có thể hoá rồng bay lên trời xanh.
“Những con cá chép dám từ bỏ cuộc sống hào nhoáng nhưng mơ ảo nơi hồ nhỏ mà lựa chọn con đường tìm đến cuộc sống nơi sông lớn bao la mới là chân thực và có thể hóa rồng bay lên trời xanh” (Nguồn ảnh: Internet)
Rồi ngày lại ngày cứ thế trôi qua, nước trong hồ dần dần bị khô cạn, cá chép kia dần dần thiếu nước và chết đi. Nó vĩnh viễn không biết được rằng, có những con cá chép dám từ bỏ cuộc sống hào nhoáng nhưng mơ ảo nơi hồ nhỏ mà lựa chọn con đường tìm đến cuộc sống nơi sông lớn bao la mới là chân thực và có thể hóa rồng bay lên trời xanh.
Có những con người mỗi ngày sống trong cái tình và bị tình chi phối, ngày ngày nhung nhớ, ngày ngày thiết tha, họ cũng nghĩ rằng, cái tình này thật đẹp, cũng hy vọng nó vĩnh hằng mãi mãi. Rồi đến khi cái tình không còn như ý nguyện, họ lại đau khổ, sầu lo, thậm chí nghĩ rằng nếu tình này không là trường cửu thì sống có nghĩa gì, từ đó rơi vào bi quan vô vọng.
Thậm chí có những người tu hành vì không hiểu rõ cái tình này nên bị tình chi phối, họ cho rằng vứt bỏ tình rồi thì cuộc sống không còn gì ý nghĩa. Họ hoàn toàn không biết rằng, người tu luyện khi buông bỏ được tình thì sẽ đạt đến từ bi, đó mới là thứ vĩnh hằng của sinh mệnh.
“Người tu luyện hằng trì tu luyện, đoạn dứt lưới tình, đạt đến từ bi trở về thiên quốc, đó mới là nơi chốn viễn hằng”
Với những người tu luyện khi đã thoát khỏi bể tình đều hiểu được rằng tình cảm của con người là thứ không vững bền nhất, dễ bị lay động nhất, giống như bong bóng xà phòng mong manh và dễ vỡ. Từ đó hằng trì tu luyện, đoạn dứt lưới tình, đạt đến từ bi trở về thiên quốc, đó mới là nơi chốn viễn hằng.
Thật đúng là:
Cá bơi trong bể nước
Ngỡ như lòng đại dương
Người đời trong tình huyễn
Ngỡ đâu chốn thiên đường
Chỉ có người tu luyện
Mới hiểu lẽ vô thường
Hằng tâm này tu luyện
Không còn những vấn vương